SkyscraperCity Forum banner
5M views 33K replies 550 participants last post by  sophantruc 
#1 · (Edited)
Xin chào mọi người!
Mấy hôm nay đang có những thông tin thời sự chính xác về kết luận xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam trong một vài năm tiếp theo. Bộ chính trị đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương này và đã có buổi làm việc với Thừa Thiên Huế về vấn đề này cũng như đưa ra kết luận: đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào vài năm tới (thay cho mốc 2015 trước đây).

Một vấn đề đặt ra đó là cùng với Thừa Thiên Huế thì cả Đà Lạt, Khánh Hòa hay Bình Dương, Vũng Tàu đều có đề án cũng như lobby để trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Vậy tại sao là Thừa Thiên Huế? Mong mọi người hãy cùng đóng góp ý kiến về vấn đề này khi so sánh với các thành phố đối thủ khác trên các phương diện Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tầm ảnh hưởng quốc gia...


credit: wulizhong (Ty very much for this illustration K+)


credit: coolink (Ty very much for this illustration K+)
 
See less See more
2
#3 ·
đúng là điên

đem cả tỉnh thừa thiên (bao gồm cả mấy vùng nông thôn - miền núi) thành "thành phố trực thuộc trung ương". Đúng là thiểu năng nặng. Mấy ông ở TTH thì chạy theo bệnh thành tích, sĩ diện, mấy ông ở Hà Nội thì như mọi khi --> tống tiền vào mồm chả cần làm gì vẫn giàu.
 
#6 ·
muốn lên TW phải lobby àh? giờ tớ mới biết, kinh quá.

Thật là vớ vẩn hết biết. Thằng TQ rộng lớn bao la, vĩ đại gấp trăm mình mà nó có ít TP trực thuộc TW hơn Vietnam. Cái thị xả của nó còn ngon gấp mấy ông tp trực thuộc TW bên mình.
 
#10 ·
Việc nhà nước đưa TTHuế lên TW là vì:
- Huế là di sản thế giới
- Một số chỉ tiêu về văn hoá, giáo dục Huế khá OK
- Muốn Huế là đối trọng với Đà Nẵng (Phía Bắc là HN-HP, phía Nam là SG-CT) tuy nhiên hiện tại Huế quá yếu nên chưa đối trọng chia sẽ được với ĐN.

Nhà nước muốn mỗi vùng đều có thủ phủ riêng, Bắc Trung Bộ là Vinh. Nam Trung Bộ là Nha Trang, Tây Nguyên lả Đà Lạt, ĐNB có SG, TNB có CT rồi. ĐBSH là Hanoi.

Còn chuyện lobby đúng là có, tuy nhiên thấy kì kì. Lên TW là được đầu tư nhiều là đúng, không sai, nhưng những nơi cần đầu tư nhiều thì sao? những vùng núi, vùng sâu vùng xa...cần tiền thì lại ít rót mà đem rót cho mấy ông kha khá, hay muốn tạo động lực kéo cả vùng lên?
 
#11 ·
^^^ NN đang dần dần đưa lại mô hình tỉnh nhỏ của Pháp trước đây thay cho mô hình tỉnh lớn của TQ để dễ quản lý, sắp tới Đồng Tháp, Long An, Thanh Hoá cũng sẽ được tách ra...nhưng việc Huế làm tp TW thì không liên quan gì. Mục đích thì acb: cũng giống vụ Hà Tây 2 năm trc thôi.
 
#12 · (Edited)
có phải do đặc thù phát triển là một thành phố văn hóa và bảo tồn giá trị truyền thống nên Huế được lên trung ương chứ ko phải Khánh Hòa hay Nghệ An (cũng ở miền Trung)?
Nếu so về kinh tế thì Huế thua xa Khánh Hòa, Bình Dương, Nghệ An hay thậm chí là Vĩnh Phúc, nhưng về các mặt vị trí, chính trị, yếu tố lịch sử, văn hóa, tầm ảnh hưởng vởi các đô thị khác thì Huế hơn các tỉnh thành kia nên được cân nhắc?
Lấy một ví dụ nhỏ, tại sao khi các nguyên thủ quốc gia khác sang thăm Việt Nam thì Huế lại là địa phương được lựa chọn làm điểm tham quan của họ mà không phải là Đà Nẵng hay Nha Trang?
Thực ra thì nếu Huế lên TW thì sẽ phải chia tách lại cho phù hợp, vì diện tích TTHuế hơn 5000km vuông, gần gấp đôi Hanoi hiện nay và gấp 5 Đà Nẵng Cần Thơ.
 
#14 ·
cũng bình thường thôi chứ có gì đâu mà kỳ. Chuyện phân chia các tp ra theo cấp loại là chuyện thường tình, có nhiều nước người ta thích có tp trực thuộc TW, cũng có những nc khác thì ko hề có tp TW nào.

Đúng là kiểu chia thành các tỉnh của Pháp và VN khá giống nhau, P có 92 tỉnh cũng nhỏ nhỏ bé bé như của vn, có điều nó ko có tp trực thuộc TW nào (kể cả Paris cũng ko phải)
 
#15 ·
Ở VN các thành phố cấp độ càng cao thì càng được rót ngân sách nhiều (TP cấp 3, cấp 2...) vì vậy mà các TP phải cố gắng mà nâng cấp, nhất là được là TP trực thuộc TW, nhìn Đà Nẵng, Cần Thơ là biết về TW là khác ngay, các dự án lớn được TW quyết định đầu tư ở đây, ngân sách rót về nhiều, bộ mặt đô thị cải tạo nhanh chóng.
 
#17 ·
Đối với các tỉnh, TP thu không đủ chi thì không nói làm gì, những tỉnh mà thu lớn phải nộp về cho TƯ như TP HCM, HN, VT, Bình Dương... thì tỷ lệ được giữ lại là khác nhau tùy cấp TP.

TP HCM, HN, ĐN, HP, Cần Thơ tỷ lệ được giữ lại lớn hơn các TP khác.

^^Sao các Bác lại cứ nghĩ là nộp về TƯ chỉ để nuôi HN nhỉ, HN cũng là một trong những TP thu ngân sách lớn phải nộp cho TƯ, còn ngân sách TƯ thì đầu tư cho nhiều thứ: Quốc phòng, Giáo dục, Y tế, bù ngân sách cho các tỉnh thu không đủ chi,...

Có một cái nữa là các dự án dùng ngân sách quốc gia, cái này dạo này ở các tỉnh nhiều chứ. HN công nhận là cũng nhiều nhưng không thể nói là chỉ Hn mới được đầu tư: mấy công trình trung tâm thể thao (nhiều tỉnh có), nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan (TP HCM, Đà nẵng đều có văn phòng các bộ ngành ở đó)... ăn nhằm gì xo với các dự án như lọc dầu dung quất, thủy điện sơn la, khí điện đạm Cà Mau, cảng biển, sân bay....
 
#18 ·
Tỉnh Bình Dương mặc dù rất giàu nhưng chẳng có một thành phố nào, trong khi tỉnh Quảng Nam nghèo xơ xác thì lại có đến 02 thành phố (Hội An và Tam Kỳ). Đây chỉ à một trong những ví dụ tương phản rõ nét về trình độ và tầm nhìn của lãnh đạo các địa phương ở Việt Nam (không liên quan gì đến người dân nhé). Trong khi có nhiều Tỉnh Thành ra sức vươn lên làm giàu bằng chính công sức của mình thì lại có nhiều Tỉnh lại ra sức chạy chọt để được "lên đời" nhằm kiếm chác thêm các khoản đầu tư từ TW. Quả là chuyện nực cười ở Việt Nam. ^^
 
#19 ·
Đối với các tỉnh, TP thu không đủ chi thì không nói làm gì, những tỉnh mà thu lớn phải nộp về cho TƯ như TP HCM, HN, VT, Bình Dương... thì tỷ lệ được giữ lại là khác nhau tùy cấp TP.

TP HCM, HN, ĐN, HP, Cần Thơ tỷ lệ được giữ lại lớn hơn các TP khác.

^^Sao các Bác lại cứ nghĩ là nộp về TƯ chỉ để nuôi HN nhỉ, HN cũng là một trong những TP thu ngân sách lớn phải nộp cho TƯ, còn ngân sách TƯ thì đầu tư cho nhiều thứ: Quốc phòng, Giáo dục, Y tế, bù ngân sách cho các tỉnh thu không đủ chi,...

Có một cái nữa là các dự án dùng ngân sách quốc gia, cái này dạo này ở các tỉnh nhiều chứ. HN công nhận là cũng nhiều nhưng không thể nói là chỉ Hn mới được đầu tư: mấy công trình trung tâm thể thao (nhiều tỉnh có), nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan (TP HCM, Đà nẵng đều có văn phòng các bộ ngành ở đó)... ăn nhằm gì xo với các dự án như lọc dầu dung quất, thủy điện sơn la, khí điện đạm Cà Mau, cảng biển, sân bay....
Khổ thân cho BR-VT, đóng góp ngân sách chỉ sau mỗi SG mà số tiền được giữ lại chẳng được là bao. Tp. Vũng Tàu cũng chỉ được công nhận loại 2 thua cả Nha Trang và Đà Lạt. Chắc là lãnh đạo Vũng Tàu mải kiếm tiền nên không có thời gian lobby??
 
#20 ·
Tiêu chuẩn lên thành phố, lấy ví dụ ve Quy Nhơn.

Tiêu chí 1: - Về chức năng đô thị: thành phố Quy Nhơn được xác định vừa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học của tỉnh Bình Định, vừa là trung tâm vùng, vừa là đầu mối giao thông, là cửa ngõ thông ra biển cảu ba tỉnh Tây Nguyên, của Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Điểm chuẩn 30 điểm, Hội đồng đã chấm đạt 28 điểm.

Tiêu chí 2: - Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị: Quy Nhơn xây dựng khá hoàn chỉnh, đồng bộ và đang được nâng cấp, mở rộng, nhất là lĩnh vực giao thông và thông tin bưu điện, hiếm có một thành phố có đủ loại phương tiện giao thông như Quy Nhơn (đường bộ, quốc lộ I, quốc lộ 19, đường sắt, đường biển quốc tế, sân bay và trạm kiểm soát không lưu quốc tế). Riêng điện thoại, bình quân 6 máy/100 người dân, ngang Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điểm chuẩn là 25, Hội đồng chấm đạt 23 điểm.

Tiêu chí 3.- về dân số: tổng dân số 25 vạn, ngang dân số Biên Hòa và nhiều hơn Huế (lúc hai thành phố này nâng cấp loại II ). Tỷ lệ dân số nội thành chiếm 80%. Điểm chuẩn 20 điểm, hội đồng chấm đạt 10 điểm.

Tiêu chí 4:- Tỷ lệ lao động phi công nghiệp chiếm 92.8% trong tổng số lao động toàn thành phố, tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước chiếm 64% (đạt tiêu chuẩn đô thị loại II) Điểm chuẩn là 15 diểm, Hội đồng chấm đạt 13 điểm.

Tiêu chí 5: - Về một độ dân cư: mật độ chung thành phố đạt thấp 1.185 người.km2, trong khi đó mật độ dân cư nội thành khá cao 12.000người/km2. Vì vậy phải có biện pháp dãn dân nội thành để giảm bớt quá tải về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hệ thống trường học (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề...) đạt khá: có gần 1 vạn sinh viên. Điểm chuẩn là 10 điểm, Hội đồng chấm đạt 8 điểm.

Theo tiêu chuẩn thành phố loại II là thành phố có tổng số điểm của năm tiêu chí là từ 70 trở len. thành phố Quy Nhơn đã đạt số điểm là 82 điểm, xứng đáng với tiêu chuẩn đô thị loại II.

Và chính kết qủa này Hội đồng xét duyệt phân loại đô thị đã trình lên Thủ tướng Chính phủ ra quyết định nâng cấp thành phố Quy Nhơn lên là đô thị loại II tại Quyết định số 558 ngày 04 – 7 – 1998.

from http://ttvnol.com/forum/f_69/869317.ttvn?v=nxde7qjbe74hz9tzvvrk

Tham khảo thêm về đô thị loại II ở đây: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3654&cap=3&id=5065
 
This is an older thread, you may not receive a response, and could be reviving an old thread. Please consider creating a new thread.
Top