SkyscraperCity Forum banner
5M views 33K replies 550 participants last post by  sophantruc 
#1 · (Edited)
Xin chào mọi người!
Mấy hôm nay đang có những thông tin thời sự chính xác về kết luận xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam trong một vài năm tiếp theo. Bộ chính trị đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương này và đã có buổi làm việc với Thừa Thiên Huế về vấn đề này cũng như đưa ra kết luận: đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào vài năm tới (thay cho mốc 2015 trước đây).

Một vấn đề đặt ra đó là cùng với Thừa Thiên Huế thì cả Đà Lạt, Khánh Hòa hay Bình Dương, Vũng Tàu đều có đề án cũng như lobby để trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Vậy tại sao là Thừa Thiên Huế? Mong mọi người hãy cùng đóng góp ý kiến về vấn đề này khi so sánh với các thành phố đối thủ khác trên các phương diện Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tầm ảnh hưởng quốc gia...


credit: wulizhong (Ty very much for this illustration K+)


credit: coolink (Ty very much for this illustration K+)
 
See less See more
2
#281 ·
may lắm là thằng chụp ảnh, còn không may thì là thằng copy ảnh trên báo rồi dán qua đây :)
cái thằng bệnh này nói đâu nào nghe cũng vừa nhà quê vừa cải lương haha, nó làm như dân trí trên này chả ai biết chữ hay sao mà cóp nhặt báo chí phổ cập lắm thế không biết nữa. Còn nếu là dân Phú Yên gì gì đó thì lượn đê, zai như đỉa đói

Anh em có gì đóng góp phân tích thì cứ tiếp tục đi, kệ mịe nó
Em muốn hỏi 1 câu: vì sao Trung Quốc nó chỉ phát triển 4 thành phố trực thuộc trung ương thôi ???
Kaka, lòi cái đuôi rồi nhá, đáng xấu hổ một "học giả" :bash::bash::bash:
 
#282 ·
Thống nhất chủ trương cho phép thành lập Trường Đại học Quốc tế Worldsoft tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

UBND tỉnh nhận được Công văn ngày 12/6/2009 của Công ty Cổ phần Thế giới Công nghệ Phần mềm Worldsoft xin chủ trương thành lập Trường Đại học Quốc tế Worldsoft; theo nội dung cuộc họp ngày 25/6/2009 tại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh có ý kiến như sau:

1. Thống nhất chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Thế giới Công nghệ Phần mềm Worldsoft tiến hành các thủ tục xin thành lập Trường Đại học Quốc tế Worldsoft tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Cổ phần Thế giới Công nghệ Phần mềm Worldsoft và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm thích hợp; tham mưu UBND tỉnh thống nhất địa điểm nghiên cứu đầu tư xây dựng Trường Đại học Quốc tế Worldsoft.

Đề nghị Công ty Cổ phần Thế giới Công nghệ Phần mềm Worldsoft liên hệ trực tiếp với Sở Xây dựng để thống nhất về thời gian, địa điểm tiến hành khảo sát.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các thủ tục liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, cấp chứng nhận đầu tư.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Công ty hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục xin thành lập Trường Đại học theo quy định của pháp luật; làm đầu mối, giúp đỡ, hỗ trợ Công ty trong các thủ tục liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành Trung ương khác; tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc đề xuất UBND tỉnh có văn bản xin ý kiến, chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương trong việc thành lập Trường Đại học./.
 
#283 ·
Thừa Thiên - Huế đột phá vào ba mũi nhọn kinh tế

Từ những tiềm năng và lợi thế của địa phương, Thừa Thiên - Huế chọn công nghiệp, du lịch và thủy sản là ba hướng đột phá kinh tế. Nhờ đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã đạt và có khả năng vượt chỉ tiêu nên đã được điều chỉnh từ 8% lên 10%.

"Bức tranh" Thừa Thiên-Huế sau nửa nhiệm kỳ đã khẳng định những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân địa phương đạt được. Trong đó, nổi bật là sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá. Nếu mức tăng trưởng bình quân GDP của cả nước là 7-8% thì ba năm gần đây Thừa Thiên-Huế đạt mức 9,2%, tăng 3% so với nhiệm kỳ trước. Sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH của nền kinh tế được thể hiện rõ hơn qua tỷ trọng ngày càng tăng của giá trị công nghiệp và du lịch, dịch vụ trong GDP của tỉnh. Trong đó, công nghiệp đóng góp 5,1%; du lịch, dịch vụ 3,0% và nông nghiệp còn 1,1%. Từ năm 2002, bằng sự nỗ lực lớn, Thừa Thiên-Huế đã xóa hết các hộ đói và chuyển sang tập trung giúp đỡ 27 nghìn hộ nghèo. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 12 nghìn lao động.

Vượt qua nhiều thử thách, Đảng bộ Thừa Thiên-Huế đã dồn sức lãnh đạo nhân dân huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nội lực địa phương, để đầu tư phát triển, trọng tâm là phát triển kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu. Trong gần ba năm, tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Thừa Thiên-Huế đạt 5.720 tỷ đồng, tăng 21,1% so với giai đoạn 1996-2000. Dáng dấp một tỉnh công nghiệp bắt đầu hình thành với những công trình có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của địa phương như khu công nghiệp Phú Bài, hầm đường bộ Hải Vân, đường Hồ Chí Minh…
Từ những tiềm năng và lợi thế của địa phương, Thừa Thiên-Huế xác định ba mũi nhọn chiến lược của nền kinh tế là công nghiệp, du lịch và thủy sản để ưu tiên tập trung sự lãnh đạo và nguồn lực đầu tư nhằm tạo lực kích đẩy các lĩnh vực khác.

Với công nghiệp, gần ba năm qua, Thừa Thiên-Huế đã huy động 1.137 tỷ đồng đầu tư vào các ngành: vật liệu xây dựng, dệt - may, chế biến nông - lâm - thủy sản. Nhờ đó, giá trị sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế địa phương đã tăng lên 32,6%, trong đó giá trị công nghiệp chế biến chiếm gần 83%. Những năm tới, chương trình phát triển công nghiệp địa phương chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, hiện đại hóa các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu của tỉnh như xi-măng, dệt - may, khai khoáng...

Du lịch là lợi thế vượt trội của Thừa Thiên-Huế, mà Di sản cố đô và thành phố Huế là hạt nhân. Để phát triển lĩnh vực này, Đảng bộ Thừa Thiên-Huế đã kết hợp đồng bộ các giải pháp nhằm giải phóng mọi năng lực du lịch và dịch vụ của địa phương, mà điển hình là khuyến khích phát triển du lịch nhân dân với các hình thức du lịch nhà vườn, sinh thái, lễ hội dân gian, du lịch ngành nghề thủ công truyền thống, v.v. Đến nay, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế đã tăng bình quân mỗi năm gần 70% so với thời kỳ 1996-2000. Trong hơn hai năm qua, cơ sở vật chất cho du lịch đã tăng 36%. Tới đây Thừa Thiên-Huế sẽ đầu tư mạnh cho việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hoạt động du lịch để khai thác tốt hơn các khu du lịch trọng điểm như quần thể cố đô, Lăng Cô, Bạch Mã. Hình thành các khu phố thương mại, phố cổ, phố ẩm thực.

Trong nông nghiệp, Thừa Thiên-Huế tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Trong vòng ba năm, Thừa Thiên-Huế đã tăng gấp hai lần diện tích từ 2.422 ha lên 4.660 ha, mà tôm sú là sản phẩm chủ lực chiếm gần 4.000 ha với sản lượng tăng gần gấp năm lần. Nửa nhiệm kỳ còn lại, Đảng bộ chủ trương tập trung cho chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản bằng cách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho lĩnh vực này như với các khu công nghiệp. Xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp với diện tích một nghìn ha.

Theo ông Hồ Xuân Mãn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, vấn đề của Đảng bộ Thừa Thiên-Huế hiện nay là phải nhận thức sâu sắc vị thế của mình. Nhất là cái gì đang cản đường tiến của mỗi một đơn vị, mỗi một cơ sở và gọi đúng tên của nó. Hiểu được nó đã khó, làm sao khắc phục được lại càng khó hơn. Chung quy, yếu tố con người là quan trọng, vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ phải chuyển triệt để từ "thế năng" thành "động năng" với tinh thần quyết liệt hơn, táo bạo hơn, phối hợp đồng bộ hơn để tạo ra sự tăng trưởng có tính bứt phá. Có như thế mới đưa Thừa Thiên-Huế nhanh chóng vươn lên, trở thành trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, đào tạo, nghiên cứu khoa học và y tế chuyên sâu ở khu vực miền trung.

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=26092#
 
#284 ·
100% of communes in central Thua Thien – Hue province to have doctors

The central Thua Thien – Hue provincial People’s Committee has approved a project to increase the number of doctors working commune-based medical stations.

According to the committee, 100% of the communes will have doctors by the end of 2005, and by 2008, all doctors in commune-based medical stations will be people native to the area.

The provincial health sector will create conditions for local people to follow courses on public health so that they can serve the provincial sector.
118 doctors in the province are working in 150 communes. There are 108 commune-based infirmaries which accounts for 72% of the total number of infirmaries in the province.

(According to Nhan Dan Newspaper)
 
#285 ·
Thua Thien-Hue: US$137 million to upgrade Phu Bai International Airport

The Thua Thien-Hue Provincial People’s Committee has worked with Singapore's Changi Airport to discuss a project to upgrade Phu Bai International Airport, which is located to the south of central Hue city, former imperial capital of Vietnam.

The project will be carried out through two phases, the first one with total investment capital of US$27 million, and the second with US$110 million.

Phu Bai Airport is expected to receive a variety of large planes during the first phase so that it can soon reach international standards.

The aim of upgrading Phu Bai International Airport is to increase the quality of human resources and attract airlines worldwide to open flights to Hue. The quality of management must be increased to effectively control materials and technology in order to meet the criteria of a modern international airport.

http://english.vovnews.vn/Home/Thua...hu-Bai-International-Airport/200810/12759.vov
 
#286 ·
Nói tóm lại, Huế lên TW là vì:


Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - cố đô của nước ta, đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival. Theo quy hoạch, Huế là một trong 5 đô thị trung tâm cấp quốc gia. Huế còn là trung tâm văn hóa - du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt với miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.


http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/207254/
 
#287 ·
Kết luận buổi làm việc, Mr.XXX nêu rõ vị trí, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Ninh Bình có cố đô Hoa Lư của nước ta, đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới. Theo quy hoạch, Ninh Bình là một trong 5 đô thị trung tâm cấp quốc gia. Ninh Bình còn là trung tâm văn hóa - du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Bắc và cả nước. Ninh Bình còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Xây dựng, phát triển Ninh Bình và đô thị Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt với miền Bắc và cả nước.

Thay Ninh Bình bằng các tỉnh khác chắc chỉ khác đôi chút, thêm nữa ông Nông Đ M ạnh ko phải là thần thánh cao siêu phán đâu trúng đó ^^
Dù sao cũng rất cảm phục tình yêu Huế của bạn, Huế rất đẹp, con người rất thân thiện nhưng mà "thành phố" Huế to quá ~ 1/2 đất nước Thụy Sỹ :nuts:
 
#288 ·
Kêu to quá, toàn sự thật hiển nhiên, nên quý vị "địa phương chủ nghĩa" xấu hổ quá chả biết nói gì, đánh hội đồng cũng vô ích, thật xấu hổ...

Sẽ còn kêu "rất to" nữa, cứ bình tĩnh mà lắng nghe nhé.

ƠI HUẾ CỦA TA, TA CÓ HUẾ TỰ HÀO... (không phải người Huế nói đâu nha, người Phú Yên nói đó :banana::banana::banana:)
:cucumber::banana::fiddle::rock::drool::righton::hi::horse::tyty::applause::pepper::grouphug:
nói hay lắm ...give me 5
 
#290 ·
Kaka, lòi cái đuôi rồi nhá, đáng xấu hổ một "học giả" :bash::bash::bash:
ai nhận học giả lúc nào? thằng bệnh này ko thấy đây là topic trao đổi ý kiến chứ không phải là diễn đàn suông cho mấy đứa bệnh sủa khan à. Huế lên TW có thành phần này thì đếch tiến bộ được.

Bác Ninh Bình quả là có tí hài hước :))
 
#291 ·
Người Huế có câu:

Nói cho lắm cũng nước mắm dưa cải,
Nói cho phải cũng dưa cải nước mắm.


Bộ Chính trị đã ra "kết luận" thì nói nhiều bàn nhiều chuyện Huế có xứng đáng lên TW không phỏng được ích gì? Ve kêu!!!:lol::lol::lol:

Chuyện đáng nói đáng bàn hiện nay nên là:

1. Sau khi lên TW tên gọi nên là gì? Tp. Thừa Thiên-Huế? Tp. Huế?

2. Thiết lập các đơn vị hành chính quận, huyện như thế nào? Tên gọi là gì? (Trước 75 tp Huế có 3 quận: quận Tả (Tả Ngạn), quận Hữu (Hữu Ngạn) và quận Thành Nội, sau đó gọi là Quận Nhất, Quận Nhì, Quận Ba. Xem thêm: http://tapchisonghuong.com.vn/index...anh-pho-Hue-trong-qua-trinh-len-do-thi-loai-I)

Hoan nghênh các chiến hữu tiếp tục ủng hộ:cheers::cheers::cheers:
 
#293 ·
Ông Huế chắc mới sang từ mấy cái forum quốc doanh ra nên lấy bộ chính trị ra nhát ma các thành viên ở đây. Làm như bộ CT nói cái j là thôi rồi ta cứ theo đó mà bàn, phải nhất trí ^^
Nghe ông kể lể các chuyện "đáng bàn" tòan chuyện vô thưởng vô phạt chẳng thấy nói gì đến quốc kế dân sinh nhà cửa bếp núc j hết.
Mấy cái thành phố non nước hữu tình như Huế, Đà Lạt, Sa Pa ko nên mở rộng ra để be bé xinh xinh là được rùi...
 
#294 ·
Tôi nghĩ vấn đề không phải là Huế có nên lên tp TW hay không, mà là ông huevietnam bị thần kinh :lol:
Đất Thần kinh trai hiền gái lịch.
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng...


Cám ơn bác Hội Oan đã nhắc nhở nhé. :cheers:
 
#295 ·
Nghe ông kể lể các chuyện "đáng bàn" tòan chuyện vô thưởng vô phạt chẳng thấy nói gì đến quốc kế dân sinh nhà cửa bếp núc j hết.
Mấy cái thành phố non nước hữu tình như Huế, Đà Lạt, Sa Pa ko nên mở rộng ra để be bé xinh xinh là được rùi...
Các bác ở đây đã có ai đủ TÂM và TẦM để bàn chuyện quốc kế dân sinh đâu, "nhìn lại mình đi thôi hỡi em", uốn lưỡi 3 lần trước khi nói nhé, kẻo mang tiếng "ngoa" với đời:bash::bash::bash:

Cái câu cuối cùng chốt hạ đủ biết cái TẦM của chú "gấu trắng" nhà ta be bé xinh xinh thế nào rùi, kakakaka
 
#296 ·
Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020
Để di sản văn hóa Huế trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

Sau rất nhiều nỗ lực, Quần thể di tích Cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới, tài sản văn hóa của dân tộc Việt Nam- đã thực sự hồi sinh và chuyển từ tình trạng cứu nguy khẩn cấp sang giai đoạn phát triển bền vững. Việc Bộ Chính trị mới đây đã thống nhất Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó sẽ có một cơ chế đặc thù ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư cho việc bảo tồn, trùng tu quần thể di tích Cố đô Huế thực sự là một tín hiệu vui đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Huế trước những thách thức mới trong thời kỳ hội nhập.

Xem thêm: http://www.hueworldheritage.org.vn/TTSK/NewsDetail.asp?MaTTSK=223&ln=vn
 
#297 ·
Các bác ở đây đã có ai đủ TÂM và TẦM để bàn chuyện quốc kế dân sinh đâu, "nhìn lại mình đi thôi hỡi em", uốn lưỡi 3 lần trước khi nói nhé, kẻo mang tiếng "ngoa" với đời


Bạn Huevietnam thì cái tâm và cái tầm rất to nhỉ nên các "vấn đề quan trọng" của bạn chỉ là đặt tên cho mấy cái quận mới của Huế nó như thế nào thôi, yeah :banana:

Này Huevietnam, mình đóan chắc bạn mới xài internet thôi đúng ko thấy tòan đọc báo Nhân dân, Hà Nội mới, Tiền phong, Tạp chí cộng sản...

Bạn có biết thành phố Berne, Geneve của Thụy Sỹ, San Jose, Washington DC của US... có bao nhiêu dân ko? Trên đây có ai đó nói về cái vùng đô thị metropolitan area gì đó rồi mình ko muốn nhắc lại nữa, còn ý tưởng đem nguyên cái tỉnh của bạn lên thành phố rồi kết hợp với Đà Nẵng thành Đô thị lớn nhất Đông Nam Á, to nhất thế giới gì thì cứ giữ lấy đi.

Nhân đây mình khuyên bạn nên việt thư gửi tổng thống Obama mở rộng thủ đô Washington ra đi, gì mà có 600 ngàn người, viết thư cho Tổng thống Thụy Sỹ kêu mở rộng cái Bern, cái Geneve ra lun đi. Thụy Sỹ giàu mà keo quá, 2 cái city đó có 500 ngàn mỗi cái...

:lol::lol::lol::lol::lol: càng nói càng đồng với ý ông HoiAn, cho tui mượn tạm cái câu đó dùng đỡ nhé :)
 
#299 ·


Bạn Huevietnam thì cái tâm và cái tầm rất to nhỉ nên các "vấn đề quan trọng" của bạn chỉ là đặt tên cho mấy cái quận mới của Huế nó như thế nào thôi, yeah :banana:


Nói một câu ngu ngốc như thế này cũng đủ biết cái Tầm tới đâu. Bạn tên thật là gì nhỉ? Nếu bố bạn đặt tên là Nguyễn Thần Kinh thì chúc mừng bạn với cái tên để đời đó nhé, khoan nghĩ thay tên đổi họ làm gì nhé, vì nó chả có gì quan trọng mà.:cheers:


Này Huevietnam, mình đóan chắc bạn mới xài internet thôi đúng ko thấy tòan đọc báo Nhân dân, Hà Nội mới, Tiền phong, Tạp chí cộng sản...


Chừng đó nhiều nhặn gì. Đã, đang và sẽ có thêm nhiều web khác đặc sắc hơn. Cứ vào topic này thường xuyên sẽ biết thêm nhiều về Huế. Mà chuyện Huế lên TW sao báo lớn nào của VN cũng đua nhau đưa tin hết vậy ta? :nuts:


Bạn có biết thành phố Berne, Geneve của Thụy Sỹ, San Jose, Washington DC của US... có bao nhiêu dân ko? Trên đây có ai đó nói về cái vùng đô thị metropolitan area gì đó rồi mình ko muốn nhắc lại nữa, còn ý tưởng đem nguyên cái tỉnh của bạn lên thành phố rồi kết hợp với Đà Nẵng thành Đô thị lớn nhất Đông Nam Á, to nhất thế giới gì thì cứ giữ lấy đi.

Nhân đây mình khuyên bạn nên việt thư gửi tổng thống Obama mở rộng thủ đô Washington ra đi, gì mà có 600 ngàn người, viết thư cho Tổng thống Thụy Sỹ kêu mở rộng cái Bern, cái Geneve ra lun đi. Thụy Sỹ giàu mà keo quá, 2 cái city đó có 500 ngàn mỗi cái...


Nhiều người cứ thích so sánh VN với nước này nước nọ, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nước nhỏ như vậy tại sao có những hơn 60 cái tỉnh. Nước sát nách ta to đùng như vậy mà số tỉnh chưa bằng nữa ta. Hỏi vậy hỏi cả ngày cũng không hết. Khi nào có tầm nhìn vĩ mô thì quay lại "quàng xiêng" nhé.
 
This is an older thread, you may not receive a response, and could be reviving an old thread. Please consider creating a new thread.
Top