SkyscraperCity Forum banner
5M views 33K replies 550 participants last post by  sophantruc 
#1 · (Edited)
Xin chào mọi người!
Mấy hôm nay đang có những thông tin thời sự chính xác về kết luận xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam trong một vài năm tiếp theo. Bộ chính trị đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương này và đã có buổi làm việc với Thừa Thiên Huế về vấn đề này cũng như đưa ra kết luận: đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào vài năm tới (thay cho mốc 2015 trước đây).

Một vấn đề đặt ra đó là cùng với Thừa Thiên Huế thì cả Đà Lạt, Khánh Hòa hay Bình Dương, Vũng Tàu đều có đề án cũng như lobby để trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Vậy tại sao là Thừa Thiên Huế? Mong mọi người hãy cùng đóng góp ý kiến về vấn đề này khi so sánh với các thành phố đối thủ khác trên các phương diện Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tầm ảnh hưởng quốc gia...


credit: wulizhong (Ty very much for this illustration K+)


credit: coolink (Ty very much for this illustration K+)
 
See less See more
2
#101 ·
Cơ hội từ cảng nước sâu

SGTT - Hai cảng nước sâu SP – PSA và Tân Cảng – Cái Mép (Bà rịa - Vũng tàu) vừa đưa vào hoạt động đã đón những con tàu lớn sức chở 6.350 EU và 4.250TEU. Đây là những tàu mẹ lớn nhất từ trước đến nay ghé cảng Việt Nam
Là trung tâm của khu vực Đông Nam Á, gần với Trung Quốc và nằm trên luồng hàng hải quan trọng xuyên Thái Bình Dương, do không có cảng nước sâu, hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam phải chuyển tải qua các cảng trung chuyển trong khu vực. Điều này dẫn đến một nghịch lý là container phải đi một vòng qua các cảng Singapore, Hong Kong… rồi sau đó lại đi ngang hải phận Việt Nam để đến các cảng xa. Cũng vì vậy mà nhiều năm qua cảng biển Việt Nam chưa bao giờ nằm trên hải trình của tàu mẹ (mother vessel) của các hãng tàu xuyên đại dương.

Mở đường đi thẳng

Sau khi có hai cảng nước sâu, lịch sử ngành vận tải container của Việt Nam sang trang khi hãng tàu APL công bố lịch tàu mới có tên TP.HCM. Một hãng tàu lớn khác là Mitsui Osaka Lines (MOL) cũng có chuyến tàu trực tiếp đầu tiên khởi hành từ cảng Tân Cảng – Cái Mép ngày 3.6 để đi Hong Kong, Yantian (Trung Quốc) rồi tới Mỹ.

Phát biểu trong buổi lễ khánh thành tuyến dịch vụ mới đi thẳng từ Việt Nam sang Mỹ, Bob Sapio, phó chủ tịch APL cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia xuất khẩu được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm 2009. Tuyến dịch vụ mới này cùng với cảng nước sâu sẽ là cú hích quan trọng cho xuất khẩu, tăng vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

Khó khăn nhỏ

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nội thất, may mặc đi Mỹ thì các hãng tàu đã mạnh tay giảm cước cho tuyến từ Việt Nam đi các cảng bờ tây nước Mỹ. Một trong những nguyên nhân giảm cước là giảm chi phí tại cảng chuyển tải.

Theo hãng tàu APL, trên tàu APL Denver xuất phát hôm qua có nhiều container của Nike, hãng sản xuất đồ thể thao lớn của Mỹ. Hàng hoá của Nike sẽ tiết kiệm được từ hai đến bốn ngày để đến Seattle hoặc Los Angeles so với trước kia. Lợi ích không chỉ là thời gian, chi phí mà còn quản lý chặt chẽ quy trình quản lý chuỗi cung ứng. Trước đây thường xảy ra sự cố rớt ràu mẹ tại cảng chuyển tải dẫn đến việc chậm trễ giao hàng thì nay khi hàng lên tàu tại Việt Nam, ngoài nhưng lý do đặc biệt thì hàng sẽ đến cảng đích đúng thời hạn.

Một số doanh nghiệp có hàng xuất khẩu đi trên hai chuyến tàu đầu tiên từ cảng SP – PSA và Tân Cảng – Cái Mép cho biết quy trình giao nhận hàng hoá phải thay đổi nên gặp một số khó khăn. Trước đây thời hạn cuối cùng cắt máng (closing time) là 24 giờ trước giờ tàu chạy nhưng nay phải 48 giờ vì hãng tàu mất một ngày để vận chuyển container từ cảng trong TP.HCM ra Vũng Tàu. Bà Phan Thanh, trưởng phòng xuất nhập khẩu công ty GLE cho biết hàng may mặc sẽ gặp khó khăn nhất vì kế hoạch sản xuất thường rất sát ngày tàu chạy. Ngoài ra trước đây doanh nghiệp có thói quen đợi đến khi hàng hoá sắp lên tàu mẹ ở Singapore, Hong Kong mới gởi lược khai hàng hoá (manifest), nhưng bây giờ theo yêu cầu của hãng tàu thì phải gởi ngay lược khai hàng hoá trước khi tàu rời cảng Việt Nam.

Cũng theo bà Thanh, những khó khăn ban đầu rồi sẽ dần được khắc phục nhưng trước mắt doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ đang được giảm đáng kể cước tàu. Dù các hãng tàu không tiết lộ mức cước đã giảm, nhưng họ cho biết, chi phí chuyển tải một container 20 feet và 40 feet tại cảng Singapore tương ứng là 150 và 200 USD. Hãng tàu cũng thuê sà lan vận chuyển container ra Vũng Tàu bằng đường sông mà không thu thêm khoản phí từ doanh nghiệp.

Thuận lợi lớn

Việc phát triển cảng trung chuyển đem lại lợi nhuận lớn mà không phải đầu tư cho vận tải đường bộ cũng như không làm gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng. Hiện nay một số hãng tàu đang tính toán đưa hàng xuất khẩu của Thái Lan từ cảng Bangkok, Laem Chabang chuyển tải tại TP.HCM để đi Mỹ. Nguyên nhân là vị trí Thái Lan không thuận lợi bằng Việt Nam trong lúc luồng lạch của các cảng nước này không tiện lợi cho tàu lớn cập bến.

Các chuyến tàu feeder (chở hàng chuyển tải) như thường lệ vẫn xuất phát hàng ngày đưa container từ các cảng sông Việt Nam qua cảng trung chuyển Singapore, Malaysia, Hong Kong… để đi châu Âu, bờ đông nước Mỹ. Nhưng với sự ra đời cảng nước sâu, các hãng tàu feeder sẽ phải tính toán lại công việc kinh doanh của mình.

Vỹ Tân
 
#102 ·
Điện lực Phú Mỹ - những nỗ lực và hiệu quả 08:25 | 24/07/2006

Đây là trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á với khả năng sản xuất, truyền tải 23 tỷ KWh điện một năm, chiếm gần 40% sản lượng điện sản xuất hàng năm của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Trung tâm điện lực Phú Mỹ được xây dựng tại huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và bắt đầu đi vào sản xuất điện từ tháng 3/1997. Vào thời điểm mùa khô ở các tỉnh phía Nam và nắng nóng ở các tỉnh phía Bắc, khi mà các nhà máy thuỷ điện không đủ nguồn nước, phải giảm công suất phát điện và các ngành kinh tế-xã hội, người dân cả nước phải tiết kiệm điện cho sản xuất, sinh hoạt thì nguồn điện của Trung tâm điện lực Phú Mỹ vẫn đảm bảo cung cấp liên tục với sản lượng cao nhất.
Tại nhà máy điện Phú Mỹ 4, những ngày này đang là cao điểm sản xuất, hơn 100 kỹ sư, công nhân được bố trí 3 ca 5 kíp hoạt động liên tục ngày đêm đảm bảo cho thiết bị máy móc phát huy hết công suất phát điện. Nhà máy Phú Mỹ 4 được giao trọng trách trực tiếp cung cấp nguồn điện cho lưới điện 500 KV Bắc-Nam, đảm bảo điện cho các tỉnh phía Bắc trong mùa nắng nóng hiện nay. Liên tục từ đầu năm đến nay, gần 1 tỷ 300 triệu KWh điện do nhà máy sản xuất được truyền tải qua lưới điện 500 KV ra miền Bắc đã góp phần giảm bớt tình hình thiếu điện nghiêm trọng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Thực hiện chương trình Khí-Điện-Đạm quốc gia cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, trước mắt là chủ động khắc phục tình trạng thiếu điện và sử dụng nguồn khí thiên nhiên từ mỏ dầu Bạch Hổ và Nam Côn Sơn, ngành điện đã khẩn trương tiến hành xây dựng Trung tâm Điện lực Phú Mỹ tại huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ tháng Giêng năm 1996. Các nhà máy tua-bin khí hỗn hợp với công nghệ hiện đại lần lượt được xây dựng và đưa vào vận hành. Trong đó Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư của 4 nhà máy với tổng công suất 2424 MW và 2 nhà máy nhiệt điện BOT (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2-2) do các công ty nước ngoài đầu tư. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, đến cuối năm 2005, 6 nhà máy điện của trung tâm điện lực Phú Mỹ đã đưa vào vận hành. Với khả năng sản xuất liên tục, ổn định sản lượng trung bình hơn 23 tỷ KWh điện mỗi năm, trung tâm điện Phú Mỹ đã và đang góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Qua 10 năm hoạt động, với trang thiết bị, máy móc hiện đại cùng lực lượng cán bộ quản lý kỹ thuật và công nhân giỏi, yêu nghề, nhà máy điện Phú Mỹ là một minh chứng cho một công trình đầu tư đúng hướng, đạt hiệu quả cao.
Thành công bước đầu trong quá trình đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động sản xuất của Điện lực Phú Mỹ đã và đang là những bài học quý cho ngành điện Việt Nam tiếp tục đầu tư phát triển các trung tâm khí-điện-đạm Cà Mau và Trung tâm điện lực Ô Môn (tỉnh Cần Thơ) phục vụ cho của công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước hôm nay và mai sau./.

nguồn: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30391&cn_id=28178
 
#104 ·
Vũng Tàu sau này sẽ rất phát triển bởi vì đã có cảng nước sâu.Sài Gòn nhờ có cảng nên mới được như ngày hôm nay.Bây giờ,VT đã có Cảng ở Cái Mép,cho nên SG sẽ mất đi lợi thế là TP cảng biển(mặc dù đang xây dựng ở Hiệp Phước nhưng ko thể bằng VT được).Sau này,VT có thể sẽ thu ngân sách đứng đầu cả nước.
 
#106 ·
Chỉ dựa vào cảng biển thì làm sao mà thu ngân sách đứng đầu cả nước được? Cảng chỉ là nơi vận chuyển hàng hóa thôi, cái chính là nơi nào sản xuất ra nhiều hàng hóa, nơi nào tiêu thụ nhiều hàng hóa.
Hơn nữa, sau này cảng nước sâu cũng sẽ được xây dựng ở Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh.....
 
#107 ·
Xây dựng Nhà máy thép lớn nhất Việt Nam
17:7', 17/12/ 2003 (GMT+7)
Ngày 17-12, Công ty BlueScope (Úc) khởi công xây dựng Nhà máy thép mạ kim loại và mạ màu tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là nhà máy sản xuất thép lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

Dự án Nhà máy thép của BlueScope được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép vào tháng 8-2003. Với số vốn đầu tư 150 triệu USD, Nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó sử dụng công nghệ mạ hợp kim kẽm nhôm tiên tiến của Úc để đạt công suất 125.000 tấn thép mạ hợp kim kẽm nhôm và 50.000 tấn thép sơn/năm.

Ông Michael Courtnail, Giám đốc thị trường châu Á về xây dựng và sản xuất của BlueScope, cho biết đây là dự án đầu tư lớn nhất của công ty tại khu vực châu Á kể từ khi công ty này chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Úc hồi tháng 7 năm ngoái. Và đây cũng là kế hoạch mở rộng thị phần của công ty tại thị trường châu Á.

Dự kiến Nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động năm 2006, tạo việc làm cho khoảng 230 lao động Việt Nam. Hai nhãn hiệu chính được sản xuất tại Nhà máy này là thép tấm Clean Colorbond và thép Zincalume. Sản phẩm làm ra sẽ cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

. VietNamNet

Dự án sản xuất thép lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại Bà Rịa-Vũng Tàu

Ðây là dự án sản xuất thép 100% vốn nước ngoài có tổng vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam với 1,128 tỷ USD tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) do Tập đoàn Posco, đứng thứ 3 thế giới về sản xuất thép đầu tư
Sáng 18/11, tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất thép cán nguội, cán nóng của Công ty TNHH Posco- Việt Nam (thuộc Tập đoàn Posco, Hàn Quốc).

Theo kế hoạch, giai đoạn một của dự án có vốn đầu tư 361 triệu USD sẽ được khởi công tháng 2/2007 và cuối năm 2009 sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên. Cuối tháng 12/2012, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành đi vào hoạt động và giải quyết việc làm cho 1.000 lao động. Các sản phẩm của dự án sẽ được cung cấp cho nhiều ngành sản xuất khác như công nghiệp đóng tàu, ô-tô, cơ khí, xây dựng với công suất thép cuộn cán nguội 700.000 tấn/năm; thép cuộn cứng 400.000 tấn/năm; thép cuộn cán nóng công suất 1,5 triệu tấn năm và thép cuộn mạ kẽm công suất 400.000 tấn/năm./.

Và còn nhiều dự án thép KHỦNG khác như Vinekyoei, Pomina, Tata, Thép không gỉ (700trUSD - nhất nước), China Steel Sumikin (1,148 tỉ USD)...
 
#108 ·
Chỉ dựa vào cảng biển thì làm sao mà thu ngân sách đứng đầu cả nước được? Cảng chỉ là nơi vận chuyển hàng hóa thôi, cái chính là nơi nào sản xuất ra nhiều hàng hóa, nơi nào tiêu thụ nhiều hàng hóa.
Hơn nữa, sau này cảng nước sâu cũng sẽ được xây dựng ở Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh.....
Cũng chẳng biết được, tất nhiên thu ngân sách từ cảng thì không nhiều đến mức khủng khiếp nhưng thu ngân sách của VT đã cao gần bằng SG rồi còn gì. Có điều là cảng nước sâu của VT cũng chỉ ngang với cảng nước sâu sắp xây tại HP thôi chưa lớn bằng cảng trung chuyển Vân Phong KH được
 
#109 ·
Về du lịch:

Động thổ xây dựng khu du lịch lớn nhất Việt Nam
(Dân trí) - Ngày 24/5, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và chủ đầu tư ACDL (Canada) đã chính thức tiến hành lễ động thổ xây dựng khu nghỉ mát phức hợp lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm.
Dự án Hồ Tràm đã được Chính phủ Việt Nam giấy cấp phép đầu tư cho Tập đoàn ACDL vào ngày 22/5. Đây là khu giải trí và resort phức hợp gồm 9.000 phòng hạng sang sẽ được hoàn thành trong 10 năm và dự kiến sẽ thu hút khoảng 12.000 - 20.000 lao động.

Khu du lịch Hồ Tràm nhấn mạnh các khái niệm giữ gìn và bảo tồn môi trường thiên nhiên với 5 resort lớn nhất nước và trung tâm hội nghị quốc tế. Khu nghỉ mát phức hợp rộng 169 ha sẽ đem đến cho du khách sự thoải mái với 22 ngành dịch vụ vui chơi, thể thao, biểu diễn… Dự kiến hàng năm sẽ đón hàng triệu du khách tham quan.

Giai đoạn 1 của dự án với số vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD bao gồm 1.100 phòng khách sạn 5 sao, khóa dạy đánh golf 18 lỗ do chính Greg Norman thiết kế và sòng bạc mang phong cách Las Vegas đầu tiên tại Việt Nam dành cho các du khách quốc tế. Các hạng mục này sẽ đưa vào hoạt động vào quý III, năm 2010.

Giai đoạn 2 của dự án gồm khu nghỉ mát sang trọng với 1.300 phòng, 10 nhà hàng và câu lạc bộ đêm sẽ khai trương vào cuối năm 2011.

Để đáp ứng nguồn nhân lực đông đảo và có chuyên môn làm việc tại khu du lịch Hồ Tràm, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiến hành các thủ tục xin mở một trường đào tạo du lịch tại địa phương.

Tỉnh cũng đang xin phép Bộ Giao thông Vận tải cho xây dựng thêm một cảng nước sâu tại khu vực này để nâng cao khả năng phục vụ du khách đường biển.

Nguyên Tuấn

Ngoài ra còn có Saigon - Atlantic (4,1 tỷ USD), Công viên Thế giới kỳ diệu (1,3 tỉ USD), Vườn thú Safari Bình Châu (200trieu USD)... kể hết ra thì nhìu lém :lol:
 
#112 ·
Chỉ dựa vào cảng biển thì làm sao mà thu ngân sách đứng đầu cả nước được? Cảng chỉ là nơi vận chuyển hàng hóa thôi, cái chính là nơi nào sản xuất ra nhiều hàng hóa, nơi nào tiêu thụ nhiều hàng hóa.
Hơn nữa, sau này cảng nước sâu cũng sẽ được xây dựng ở Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh.....
Bác có biết là gần 50% ngân sách SG là nguồn thu từ xuất nhập khẩu ko?HN với SG thu nội địa thì xấp xỉ nhau,nhờ có nguồn thu XNK mà SG thu gấp đôi HN trong 20 năm liền đó bác.:):)
 
#113 ·
Nói đi nói lại (thỉnh thoảng trêu mấy bác QN tý) thì chúng ta cũng nên quay về chủ đề chính: Huế trở thành TP trực thuộc TW.
Theo tôi thì nên bởi vì Huế nếu đầu tư xây dựng Huế trở thành Thành phố lớn thì sẽ cùng với Đà Nẵng tạo thành sức hút lớn cho khu vực miền Trung (Đà Nẵng thu hút nhân lực các tỉnh Nam Trung bộ, Huế thu hút các tỉnh Bắc Trung bộ) vì dù sao giữa Huế và Đà Nẵng bị đèo Hải Vân ngăn cách (dù đã có đường hầm nhưng vẫn thấy chưa gần). Gần như đầu tư cho Đà Nẵng thì các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị không được thêm tý lợi thế nào. Mặt khác thì dù sao Huế cũng một thời là Kinh đô của nước Việt, chắc là cũng có lý do nào đó mà nhà Nguyễn mới đặt kinh đô ở Huế (mà không phải ở Đà Nẵng). :)
 
#114 ·
Bác có biết là gần 50% ngân sách SG là nguồn thu từ xuất nhập khẩu ko?HN với SG thu nội địa thì xấp xỉ nhau,nhờ có nguồn thu XNK mà SG thu gấp đôi HN trong 20 năm liền đó bác.:):)
Thì đó cũng là SG, thành phố sản xuất ra nhiều hàng để XK, chớ ko phải VT, thành phố có cảng để chuyển hàng XK ra nước ngoài.
 
#115 ·
Thì đó cũng là SG, thành phố sản xuất ra nhiều hàng để XK, chớ ko phải VT, thành phố có cảng để chuyển hàng XK ra nước ngoài.
Cái quan trọng của cảng biển là miền Tiền phương và hậu phương. Miền Hậu phương của VT là khoảng 100 KCN và KCX của vùng KTĐTĐPN-nơi có hoạt động kinh tế sôi động nhất nước, chưa kể ĐBSCL nữa chứ ko phải cảng xây ra để cho mỗi địa phương đó, đó cũng là lý do người ta đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ từ KCN đến cảng biển là vậy
 
#117 ·
mấy con số GDP, công nghiệp chả nói lên gì cả, quan trọng là chất lượng sống, trình độ dân trí nó thế nào, ở miền bắc chỉ có HN-HP-QN là sống tốt, kinh tế, môi trường, điều kiện sống vượt xa những tỉnh còn lại,
bình dương ko sát sài gòn, có mà ăn cám, ko có đầu tư, CN như bây h đâu ạ
còn QN chả cần sát gần HN làm gì vẫn phát triển ngon lành , điều kiện để phát triển chắc đứng trong top đầu Vn, vì sát TQ, đến 90% là núi, biển, 2/3 số đảo ở VN nằm ở QN, có quá nhiều bãi biển, nhiều di tích lịch sử, có nhiều cảng biển, 90% than VN ở đây, tương lai chắc chỉ sau SG,HN,DN
PS: móng cái lên thành phố lâu rồi ạ
tiến tới sẽ là cẩm phả và uông bí
em lạy bác,thế GDP thấp,công nghiệp ko phát triển ko tạo ra công ăn việc làm thì tiền từ trên trời rơi xuống cho bác lụm để có dc chất lượng cuộc sống tốt và trình độ dân trí cao à mà bác nói là mấy thứ đó chẳng có ý nghĩa gì???bác càng nói càng ko đâu vào đâu,càng chứng tỏ chủ nghĩa cực đoan địa phương của bác mà ko chấp nhận thực tế:lol:.Thôi để theard này cho Huế,bác đừng lôi vt em ra nữa mất công lại tranh cãi um sùm:nuts:
 
#118 · (Edited)
mấy con số GDP, công nghiệp chả nói lên gì cả, quan trọng là chất lượng sống, trình độ dân trí nó thế nào, ở miền bắc chỉ có HN-HP-QN là sống tốt, kinh tế, môi trường, điều kiện sống vượt xa những tỉnh còn lại,
bình dương ko sát sài gòn, có mà ăn cám, ko có đầu tư, CN như bây h đâu ạ
còn QN chả cần sát gần HN làm gì vẫn phát triển ngon lành , điều kiện để phát triển chắc đứng trong top đầu Vn, vì sát TQ, đến 90% là núi, biển, 2/3 số đảo ở VN nằm ở QN, có quá nhiều bãi biển, nhiều di tích lịch sử, có nhiều cảng biển, 90% than VN ở đây, tương lai chắc chỉ sau SG,HN,DN
PS: móng cái lên thành phố lâu rồi ạ
tiến tới sẽ là cẩm phả và uông bí
Hà Nội, và đặc biệt là HP, mà bác bảo có chất lượng sống tốt thì e hơi quá. Nếu so với miền bắc thì còn được, so với cả nước thì lại khác :)
 
#119 ·
Nói đi nói lại (thỉnh thoảng trêu mấy bác QN tý) thì chúng ta cũng nên quay về chủ đề chính: Huế trở thành TP trực thuộc TW.
Theo tôi thì nên bởi vì Huế nếu đầu tư xây dựng Huế trở thành Thành phố lớn thì sẽ cùng với Đà Nẵng tạo thành sức hút lớn cho khu vực miền Trung (Đà Nẵng thu hút nhân lực các tỉnh Nam Trung bộ, Huế thu hút các tỉnh Bắc Trung bộ) vì dù sao giữa Huế và Đà Nẵng bị đèo Hải Vân ngăn cách (dù đã có đường hầm nhưng vẫn thấy chưa gần). Gần như đầu tư cho Đà Nẵng thì các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị không được thêm tý lợi thế nào. Mặt khác thì dù sao Huế cũng một thời là Kinh đô của nước Việt, chắc là cũng có lý do nào đó mà nhà Nguyễn mới đặt kinh đô ở Huế (mà không phải ở Đà Nẵng). :)
Tôi nghĩ ở miền trung nên đầu tư phát triển thêm một số "cực" kinh tế nữa, chứ không nên tập trung ở ĐN vì về địa lý miền Trung rất dài và khá rộng. Tuy nhiên, nếu có ứng cử viên nào thích hợp nhất thì tôi nghĩ là Khánh Hòa, chứ không phải Huế. Tôi vẫn không thấy tìm năng gì lớn ở Huế cả, ngoai vấn đề lịch sử (cố đô --> biểu trưng văn hóa + thu hút khách du lịch)
 
#120 ·
Tôi nghĩ ở miền trung nên đầu tư phát triển thêm một số "cực" kinh tế nữa, chứ không nên tập trung ở ĐN vì về địa lý miền Trung rất dài và khá rộng. Tuy nhiên, nếu có ứng cử viên nào thích hợp nhất thì tôi nghĩ là Khánh Hòa, chứ không phải Huế. Tôi vẫn không thấy tìm năng gì lớn ở Huế cả, ngoai vấn đề lịch sử (cố đô --> biểu trưng văn hóa + thu hút khách du lịch)
Thì chính phủ cũng đã và đang xây dựng các trung tâm kinh tế lớn ở miền Trung như Dung Quất, Nghi Sơn hay Vân Phong.
Chính ra Đà Nẵng mặc dù nổi tiếng về du lịch nhưng không mạnh về công nghiệp và cũng đâu được tập trung đầu tư.
Vấn đề này mình vẫn thích vote cho Đà Lạt, Nha Trang hay Vũng Tàu chứ không phải là Huế
 
This is an older thread, you may not receive a response, and could be reviving an old thread. Please consider creating a new thread.
Top