SkyscraperCity Forum banner
28,861 - 28,880 of 32,609 Posts
Quy hoạch đô thị xanh cho Huế, khu vực Đại Nội và vùng phụ cận

Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+) lúc : 23/07/14 22:01

Chiều 23/7, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao đã làm việc với đoàn chuyên gia Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về đề án hợp tác "Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đô thị xanh Huế cho khu vực Đại Nội và vùng phụ cận thành phố Huế."

Đề án hợp tác "Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đô thị xanh Huế cho khu vực Đại Nội và vùng phụ cận thành phố Huế" là một phần của Kế hoạch hành động Đô thị xanh và dự án phát triển thành phố bền vững (SCDO II) của Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ thực hiện tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Một góc thành phố Huế bên sông Hương. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Đề án do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc giám sát, Viện nghiên cứu Giao thông Hàn Quốc và tư vấn Dohwa Engineering thực hiện việc nghiên cứu và lập quy hoạch.

Theo đoàn chuyên gia Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, được khởi động từ cuối tháng Bảy, đề án có 4 hợp phần chính gồm quy hoạch hệ thống bãi đỗ xe cho Đại Nội và khu vực lân cận; quy hoạch sử dụng giao thông phi cơ giới; khảo sát giao thông công cộng và nhu cầu giao thông; lập bản đồ GIS.

Trong đó, đề án tập trung quy hoạch các điểm trông giữ xe cạnh đường (nhất là các bãi xe buýt và xe du lịch); đề xuất đường đi bộ hoặc đường xe đạp tới các điểm du lịch, lập dự toán chi phí xây dựng và vận hành đối với các công trình trông giữ xe, phân tích khả năng triển khai quản lý và vận hành thu phí bãi đỗ xe theo mô hình hợp tác công-tư. Đề án hướng tới mục tiêu là cải thiện giao thông trong Đại Nội và vùng lân cận thành phố Huế; cải thiện môi trường, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao đánh giá cao sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á và cho rằng đề án hợp tác "Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đô thị xanh Huế cho khu vực Đại Nội và vùng phụ cận thành phố Huế," kết hợp với đề án "Thành phố xanh, tương lai bền vững của khu vực Đông Nam Á" và dự án nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hương, sẽ giúp thành phố Huế có cái nhìn tổng thể về phát triển xanh, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường trong quy hoạch và quản lý.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối trong việc điều tra, khảo sát, cùng với đơn vị nghiên cứu tham vấn các sở, ngành liên quan đối với các vấn đề trong đề án. Trong quá trình triển khai, Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ thường xuyên tiếp nhận những thông tin để thống nhất các nội dung cần thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình triển khai đề án.../.

http://www.vietnamplus.vn/quy-hoach-do-thi-xanh-cho-hue-khu-vuc-dai-noi-va-vung-phu-can/272492.vnp
 
Discussion starter · #28,866 ·
Đề nghị tổ chức offline tranh luận nghiêm túc, chủ đề So sánh Huế - Đà Nẵng. Gặp mặt nhau ngồi tranh luận mới vỡ ra vấn đề, chứ cãi qua cãi lại trên forum mãi chán phèo ! Chủ đề này muôn thuở nhưng luôn hay và nóng hehe

Làm vài cái offline tranh luận theo các chủ điểm khác nhau, đảm bảo sẽ biết Huế mình là ai, đang ở đâu.
 
Mỹ hỗ trợ Việt Nam quy hoạch đô thị thích ứng biến đổi khí hậu

15:33 24/07/2014

BizLIVE - Công cụ công nghệ mà Mỹ chuyển giao cho Việt Nam sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác quy hoạch đô thị giúp bảo vệ các cộng đồng và hạ tầng cơ sở quan trọng trước tác động của biến đổi khí hậu.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) và Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Việt Nam trực thuộc Bộ Xây dựng hôm nay phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu một công cụ mới hỗ trợ quy hoạch đô thị giúp bảo vệ các cộng đồng và hạ tầng cơ sở quan trọng trước tác động của biến đổi khí hậu.

Công cụ hỗ trợ ra quyết định về quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu (CIMPACT-DST) được phát triển với mục tiêu giúp giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Công cụ này giúp dự báo các tác động của biến đổi khí hậu và gợi ý các giải pháp thích ứng thông qua công tác quy hoạch đô thị.


Hội thảo giới thiệu công cụ hỗ trợ ra quyết định về quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra sáng nay (24/7).

Với việc tích hợp trong cùng một công cụ các thông tin về tác động của biến đổi khí hậu (những thông tin vốn thường tìm thấy ở nhiều chỗ khác nhau và khó hiểu đối với những người không làm công tác khoa học) công cụ này giúp các thành phố tránh phát triển hạ tầng tại những khu vực có nguy cơ cao bị tác động bởi biến đổi khí hậu và giúp họ đưa ra các quyết định tốt hơn về lựa chọn những khu vực an toàn để phát triển tập trung hơn khi dân số mở rộng.

“Bằng cách lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch đô thị, Việt Nam có thể tác động đến định hướng phát triển của các thành phố và mục tiêu cao nhất là tạo ra các cộng đồng bền vững được bảo vệ tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu”, Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker cho biết.

Với hỗ trợ của USAID, công cụ này đã được áp dụng thí điểm cho thành phố Huế, một trong những thành phố thường xuyên bị lũ lụt nhất Việt Nam. Đồng thời, USAID cũng đã giúp Viện Quy hoạch thành phố Huế xây dựng ba bản quy hoạch tổng thể đô thị có sức chống chịu tác động của biến đổi khí hậu cho thành phố này.

Với các thông tin về tác động của biến đổi khí hậu đối với cường độ và tần suất lũ lụt và những địa điểm dễ bị tổn thương nhất, lãnh đạo thành phố Huế có thể đưa ra quyết định lựa chọn các khu vực an toàn của thành phố và các vùng lân cận để phát triển.

Công cụ này hiện đang được triển khai tại Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong thời gian tới, nó có thể sẽ được nhân rộng ra toàn bộ 63 tỉnh thành cả nước.

http://bizlive.vn/dia-oc/my-ho-tro-viet-nam-quy-hoach-do-thi-thich-ung-bien-doi-khi-hau-304918.html
 
Đề nghị tổ chức offline tranh luận nghiêm túc, chủ đề So sánh Huế - Đà Nẵng. Gặp mặt nhau ngồi tranh luận mới vỡ ra vấn đề, chứ cãi qua cãi lại trên forum mãi chán phèo ! Chủ đề này muôn thuở nhưng luôn hay và nóng hehe

Làm vài cái offline tranh luận theo các chủ điểm khác nhau, đảm bảo sẽ biết Huế mình là ai, đang ở đâu.
Đầu tiên so sánh lợi thế DU LỊCH, những cái Huế & ĐN đã làm được, mời pakon.
 
Đề nghị tổ chức offline tranh luận nghiêm túc, chủ đề So sánh Huế - Đà Nẵng. Gặp mặt nhau ngồi tranh luận mới vỡ ra vấn đề, chứ cãi qua cãi lại trên forum mãi chán phèo ! Chủ đề này muôn thuở nhưng luôn hay và nóng hehe Làm vài cái offline tranh luận theo các chủ điểm khác nhau, đảm bảo sẽ biết Huế mình là ai, đang ở đâu.
Các bác cứ bảo Huế lên TƯ thì sẽ kịp và vượt ĐN, nhưng cái lên TƯ ấy còn chưa biết bao giờ, thế mà cứ đòi kịp và vượt, lol.
 
Các bác cứ bảo Huế lên TƯ thì sẽ kịp và vượt ĐN, nhưng cái lên TƯ ấy còn chưa biết bao giờ, thế mà cứ đòi kịp và vượt, lol.
Thế pác nói trong giai đoạn được TW đầu tư mạnh mẽ để Huế đạt chuẩn lên TW Huế có dậm chân tại chỗ không? Pác nhớ Huế đang nói ở đây là cả tỉnh nhé, chứ không chỉ giới hạn trong tp Huế. Đầu tư rộng khắp, dự án hạ tầng khắp nơi, các đô thị vệ tinh trong vòng 1-2 năm trở lại đây có sự thay đổi rõ nét. Cầu cống, đường sá thông thương từ miền núi xuống đầm phá, hệ thống cấp nước sạch vượt qua phá Tam Giang đến các xã bãi ngang ven biển...
 
Thế pác nói trong giai đoạn được TW đầu tư mạnh mẽ để Huế đạt chuẩn lên TW Huế có dậm chân tại chỗ không? Pác nhớ Huế đang nói ở đây là cả tỉnh nhé, chứ không chỉ giới hạn trong tp Huế. Đầu tư rộng khắp, dự án hạ tầng khắp nơi, các đô thị vệ tinh trong vòng 1-2 năm trở lại đây có sự thay đổi rõ nét. Cầu cống, đường sá thông thương từ miền núi xuống đầm phá, hệ thống cấp nước sạch vượt qua phá Tam Giang đến các xã bãi ngang ven biển...
Vậy theo bác khi Huế lên TƯ rồi thì có thể đưa cả tỉnh vượt ĐN được không? Bác có thể cho là có cơ hội, nhưng theo mình là rất khó. Cả một tỉnh rộng lớn và phải đầu tư dàn trải thì nếu có cũng phải rất lâu mới kịp được. Trư khi ĐN đi thụt lùi.
 
Vậy theo bác khi Huế lên TƯ rồi thì có thể đưa cả tỉnh vượt ĐN được không? Bác có thể cho là có cơ hội, nhưng theo mình là rất khó. Cả một tỉnh rộng lớn và phải đầu tư dàn trải thì nếu có cũng phải rất lâu mới kịp được. Trư khi ĐN đi thụt lùi.
ĐN khi đã phát triển hết tất cả các lợi thế thì sẽ phát triển chậm lại. Huế một khi biết lợi dụng các lợi thế thì sẽ tăng tốc nhanh hơn. Nếu bộ máy lãnh đạo được đổi mới, năng động, nhanh nhạy hơn thì chuyện đuổi kịp và vượt lên là chuyện không khó. Nhưng chuyện đáng nói ở đây là TW xác định Huế lên TTTW để cùng với ĐN hình thành 1 cực phát triển lớn mạnh ở miền Trung, không phải là bên này dìm hàng bên kia. Cho nên nếu ĐN phát triển tốt các mảng y tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ thì Huế cũng phải biết cách phát triển tốt hơn nữa, có sự cạnh tranh mới có sự phát triển. Nếu anh nằm cạnh 1 anh lạc hậu thì anh cứ tưởng mình văn minh.
 
Thừa Thiên Huế: Nạo vét luồng hàng hải và mở rộng vũng quay tàu tại cảng Chân Mây7/24/2014 11:14:56 AM



Tại buổi làm việc với UBND Thừa Thiên Huế và một số đơn vị liên quan về nạo vét tuyến luồng hàng hải, vũng quay tàu và vùng nước trước cầu cảng Chân Mây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công đồng ý chủ trương mở rộng đường kính quay tàu đáp ứng cho tàu khách có chiều dài đến 360m quay trở an toàn tại cảng Chân Mây.Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khuyến khích doanh nghiệp cảng và hãng tàu hợp tác đầu tư nâng cấp cảng và các kết cấu hạ tầng cảng biển để có thể tiếp nhận tàu khách trọng tải đến 100.000GRT và chiều dài đến 360m, tàu hàng có tải trọng đến 50.000DWWT nhằm khai thác tối đa kết cấu hạ tầng cảng biển hiện có.Cầu cảng Bến số 1 cần được nâng cấp để tiếp nhận tàu thuyền lớnThứ trưởng Nguyễn Văn Công cũng đề nghị Công ty TNHH một thành viên Cảng Chân Mây nghiên cứu thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cầu cảng và nạo vét vùng nước trước cầu cảng Bến số 1 và vùng nước trước cảng để có thể tiếp nhận tàu thuyền lớn vào hoạt động, bảo đảm an toàn hàng hải.Dự kiến, kinh phí mở rộng đường kính quay tàu (khoảng 6 tỷ đồng) được trích từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế duy tu nạo vét luồng hàng hải được giao hàng năm
.Theo Báo Thừa Thiên Huế
 
Cổ phần hóa để tạo điều kiện cho cảng Chân Mây phát triển.

Thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong số 244 đơn vị thành viên, SBIC sẽ chỉ giữ lại 8 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình cơ cấu con số này đã lên đến 10, bởi có 2 đơn vị thành viên hoạt động đã có hiệu quả là Công ty TNHH*Một thành viên Cảng Chân Mây và Công ty TNHH Một thành viên Tôn Vinashin. Một trong 8 doanh nghiệp thành viên được giữ lại sẽ cổ phần hóa trong năm nay là Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Hạ Long. Đồng thời, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm sẽ tiếp tục bán bớt cổ phần chi phối của nhà nước từ 90% xuống còn 30%.Ông Nguyễn Ngọc Sự,*Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy cho biết: “Có 2 đơn vị chúng tôi lựa chọn đối tác nước ngoài là Tập đoàn đóng tàu Đamen và 2 đơn vị còn lại TNHH Chân Mây, chúng tôi đàm phán với đối tác Thái Lan. Riêng với Tôn Vinashin thì chúng tôi làm việc với DATC để thực hiện cổ phần hóa dứt điểm vào tháng 11”.Mặc dù các đối tác nước ngoài mong muốn*mua cổ phần*lên tới 70%, nhưng theo lãnh đạo của của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy phải thực hiện theo đúng quy định là lần đầu chỉ bán 32% và kết thúc lộ trình, Nhà nước sẽ chỉ giữ lại khoảng 30%. Việc bán 70% cổ phần ông Sự cho rằng, sẽ là cơ hội để các công ty thành viên bứt phá trên thị trường.


Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công,*6 trong số 8 doanh nghiệp thành viên giữ lại sẽ được cổ phần hóa trong năm sau. “Phấn đấu khắc phục tình trạng thua lỗ*triền miên từ trước đến nay để các doanh nghiệp này phát triển ổn định. Và trong năm 2015 phải cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp cũng như cổ phần hóa công ty mẹ”.Tuy nhiên để hoàn thành việc cổ phần hóa trong năm nay, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy sẽ phải hoàn thành việc định giá cho 3 doanh nghiệp thành viên là Công ty TNHH Một thành viên Công ty TNHH Một thành viên*Cảng Chân Mây, Công ty TNHH Một thành viên Tôn Vinashin và Đóng tàu Hạ Long trước tháng 11 năm nay.**
 
28,861 - 28,880 of 32,609 Posts
This is an older thread, you may not receive a response, and could be reviving an old thread. Please consider creating a new thread.
Top