SkyscraperCity Forum banner
5M views 33K replies 550 participants last post by  sophantruc 
#1 · (Edited)
Xin chào mọi người!
Mấy hôm nay đang có những thông tin thời sự chính xác về kết luận xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam trong một vài năm tiếp theo. Bộ chính trị đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương này và đã có buổi làm việc với Thừa Thiên Huế về vấn đề này cũng như đưa ra kết luận: đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào vài năm tới (thay cho mốc 2015 trước đây).

Một vấn đề đặt ra đó là cùng với Thừa Thiên Huế thì cả Đà Lạt, Khánh Hòa hay Bình Dương, Vũng Tàu đều có đề án cũng như lobby để trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Vậy tại sao là Thừa Thiên Huế? Mong mọi người hãy cùng đóng góp ý kiến về vấn đề này khi so sánh với các thành phố đối thủ khác trên các phương diện Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, tầm ảnh hưởng quốc gia...


credit: wulizhong (Ty very much for this illustration K+)


credit: coolink (Ty very much for this illustration K+)
 
See less See more
2
#10,861 ·
09:03 | 22/12/2011

Câu chuyện của dòng sông

TP - Đó là dự án nghệ thuật cộng đồng mà mọi người dân đang sinh sống, làm việc tại Huế, đặc biệt là cư dân vạn đò trên sông Hương, đều cùng tham gia.


Sông Hương hôm nay: ngột ngạt và quá tải . :bash:

Một nhóm nghệ sĩ được mời cộng tác, đảm nhiệm phần quay phim, chụp ảnh nghệ thuật, kỹ thuật ánh sáng. Dự án là đề tài của nghệ sĩ tạo hình trẻ Phan Lê Chung, giảng viên ĐH Mỹ thuật Huế. Triển khai từ hồi tháng 7, do hạn chế thời gian và kinh phí nên dự án chỉ tiến hành trên một số khu vực chính: Từ đồi Vọng Cảnh đến chùa Linh Mụ; từ chùa Linh Mụ đến Đập Đá; từ Cồn Hến đến ngã ba Sình.

Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, người dân ghi nhận những nét đẹp và chưa đẹp, bày tỏ cái nhìn của họ về sông Hương. Các tác phẩm tác động trực tiếp đến người tham gia dự án và công chúng thưởng lãm, qua đó tạo biến chuyển về nhận thức và hành động để gìn giữ sông Hương.

Trung tuần tháng 12, vào giai đoạn kết thúc dự án, các tác phẩm gồm: ảnh thời sự - nghệ thuật, một vựng tập, một phim tài liệu - được triển lãm và giao lưu với công chúng tại một số địa điểm công cộng, và tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế. Không gian nghệ thuật trải dài khoảng 20 km, trên 2/3 chiều dài của dòng sông Hương, là một bộ sưu tập về cuộc sống hiện tại dọc đôi bờ dòng sông di sản.

Bên cạnh đền, chùa, đình, tạ “nghiêng ngả say”, Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp đẹp như thơ, có những khúc sông bên lở bên bồi, nước khi đục khi trong. Có những khúc sông bị bức tử bởi vấn nạn khai thác cát sạn, vấn nạn nhà chồ, những “hàm cá mập”; những “bãi xa anh vũ xanh đầy cỏ non” bỗng dưng biến thành bãi rác.v.v...

Tiến sĩ Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật Huế, xem dự án này là “một dòng chảy của nghệ thuật cộng đồng”. Nghệ thuật ngày càng gần hơn với cuộc sống hơn với muôn vàn biểu hiện sinh động, ảnh hưởng thẩm mỹ tích cực đối với cộng đồng: các fesival văn hoá - nghệ thuật, các loại hình lễ hội đường phố, nghệ thuật sắp đặt, mỹ thuật cộng đồng… đang trở nên gần gũi, quen thuộc với người Huế.

http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/561952/Cau-chuyen-cua-dong-song-tpp.html
 
#10,867 ·
Nâng cao hiệu quả tổ chức Năm Du lịch Quốc gia giai đoạn 2012-2017​

14:00:00 22/12/2011 (GMT+7)

Ngày 21/12/2011, tại TP Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả tổ chức Năm Du lịch Quốc gia giai đoạn 2012-2017”.

CôngThương - Tham dự hội thảo có khoảng 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa -Thể thao- Du lịch và doanh nghiệp thuộc ngành du lịch các tỉnh, thành khu vực miền Trung.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Anh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao- Du lịch cho rằng, việc tổ chức thành công các Năm Du lịch Quốc gia từ năm 2003 đến 2011 đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các địa phương, đồng thời tạo chuyển biến trong nhận thức về vai trò của kinh tế du lịch... Có thể nói, qua 8 kỳ tổ chức Năm Du lịch Quốc gia gắn với các sự kiện quan trọng của đất nước (Quảng Ninh (2003); Điện Biên (2004); Nghệ An (2005); Quảng Nam (2006); Thái Nguyên (2007); Cần Thơ (2008); Hà Nội (2010) và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011. Năm 2012 sẽ là năm du lịch Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012) đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; quảng bá hình ảnh đất nước và tiềm năng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch… Tuy vậy, việc tổ chức năm du lịch quốc gia vẫn còn bộc lộ không ít những tồn tại như công tác tổ chức, công tác tuyên truyền quảng bá, việc phát huy hiệu quả sau khi kết thúc năm du lịch quốc gia, về sự huy động tham gia của cộng đồng...

Để nâng cao hiệu quả tổ chức năm du lịch quốc gia giai đoạn 2012-2017, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp như đầu tư chọn chủ đề phù hợp cho từng năm; xây dựng các sản phẩm có tính bền vững, phù hợp với từng thị trường để thu hút du khách; tăng cường liên kết trong xây dựng, quảng bá và khai thác sản phẩm du lịch. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực xã hội trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch...

http://baocongthuong.com.vn/p0c215n...c-nam-du-lich-quoc-gia-giai-doan-20122017.htm
 
#10,868 ·
SÔNG HƯƠNG VÀ CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ TRỞ THÀNH DI SẢN THẾ GIỚI:
Niềm mong chưa cũ​

Ngày cập nhật: 22/12/2011 12:02 PM

(TTH) - Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi việc lập hồ sơ bổ sung để đưa sông Hương và cảnh quan hai bên bờ sông vào danh mục Di sản Văn hóa thế giới bị ngưng lại. Vậy nhưng, với những người nặng lòng với di sản Huế, việc hồ sơ này tiếp tục được quan tâm, xây dựng và thành công luôn là niềm mong lớn và chưa bao giờ nguôi.

Hãy giữ cơ hội

Tháng 7/2004, tại phiên họp lần thứ 28 tại Trung Quốc, trước tình trạng phát triển không kiểm soát của các cơ sở hạ tầng, sự lấn át các di tích lịch sử của các công trình mới và sông Hương đang bị đe dọa nghiêm trọng, UNESCO đã chính thức đề nghị Việt Nam và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ bổ sung để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ vào danh mục Di sản văn hóa thế giới. Nếu đề nghị này được thực hiện thành công thì sông Hương không chỉ được tôn vinh là di sản độc đáo của nhân loại, mà còn được bảo vệ, gìn giữ trước những nguy cơ đe dọa xuất hiện ngày càng rõ nét. Nhưng năm 2006,việc lập hồ sơ cho sông Hương và cảnh quan đôi bờ bị tạm ngưng, với lý do “thời cơ chưa chín muồi”.

Lúc này, sẽ rất thừa nếu tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và những giá trị không gì so sánh được của dòng Hương. Bởi từ cổ chí kim, đã có quá nhiều nhà văn, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hóa Huế thể hiện và khẳng định. Nhà thơ Hải Trung đã bắt đầu “Sông Hương & những định ngữ thi ca” rằng: “Bản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là kinh đô Huế, hình thành và phát triển đã qua 700 năm lịch sử”. TS. Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (BTDTCĐ) Huế cũng nhấn mạnh: “Từ thời các chúa Nguyễn, đôi bờ sông Hương đã được chọn để thiết kế đô thị và đến lượt mình, các vua nguyễn cũng đã kế thừa và tạo thành một đô thị có sự cân bằng tuyệt đối giữa âm và dương. Trong con mắt của các nhà kiến trúc thời Nguyễn, sông Hương có một vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt. Trước tiên, đó là trục quy hoạch chính để nối liền kinh thành với vùng đền miếu lăng tẩm ở phía Tây và khu vực thương nghiệp, cảng thị ở phía Đông. Thứ đến, sông Hương là yếu tố phong thủy chủ đạo của kinh đô, là tuyến hào tự nhiên để bảo vệ mặt Nam của kinh thành…”.

Từ năm 2008 đến nay, Thừa Thiên Huế đã có nhiều biểu hiện tích cực trong công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường thiên nhiên, nhất là với sông Hương và cảnh quan đôi bờ, như: Đã giao trách nhiệm cho TP Huế thực hiện chương trình tái định cư trên bờ và ổn định cuộc sống cho khoảng 7.000 nhân khẩu bà con vạn đò trên các nhánh sông Hương. Phê duyệt quy hoạch chung khu vực cảnh quan đôi bờ sông Hương từ cửa biển Thuận An đến lăng Gia Long với chiều dài 36 km và quy mô rộng 4.590 ha, với định hướng không gian kiến trúc cảnh quan và quy định quản lý chặt chẽ cho từng vùng, từng khu vực hai bên bờ sông. Đặc biệt, gần đây nhất là sự mạnh tay dẹp bỏ “đại công trường” khai thác cát sạn trên sông Hương và quyết liệt giải quyết vấn nạn này để bảo vệ dòng sông.

Tìm tư liệu cho bài viết, tôi đã may mắn khi tiếp cận được nội dung thuyết minh tổng hợp của quy hoạch chung khu vực cảnh quan hai bờ sông Hương từ cửa biển Thuận An đến lăng Gia Long. Ở đó, chuyện sông Hương và cảnh quan đôi bờ từng được UNESCO khuyến nghị và việc sông Hương cần được bảo vệ như thế nào đã như sợi chỉ đỏ thể hiện xuyên suốt. Theo đó, trong định hướng bảo tồn và phát huy giá trị, sông Hương được phân thành 3 khu vực để bảo tồn, gắn liền với bảo vệ di tích và cảnh quan. Gồm: Khu vực lăng tẩm triều Nguyễn gắn liền với cảnh quan sinh thái đầu nguồn sông Hương sẽ được đưa vào khoanh vùng kiểm soát phát triển, tôn tạo cảnh quan và hạn chế tối đa các tác động xâm hại của con người. Khu vực này chủ yếu khai thác du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh và các hoạt động văn hóa tâm linh. Khu vực thứ hai là TP Huế - bảo tồn dáng vẻ tự nhiên của dòng sông cùng các công trình di tích ven sông bằng hệ thống công viên cây xanh. Và thứ ba là khu vực đầm phá, cửa sông…

Niềm mong chưa nguôi

Khi trở lại vấn đề của dòng Hương và đôi bờ cảnh quan, có người vui: “Tỉnh đã bắt đầu lại rồi hả?”, nhưng cũng có tiếng thở dài nén lại: “Người ta không mặn mà đâu, vì sợ khó phát triển các công trình xây dựng”… Có điều, dù bận rộn và Huế mưa lạnh đến mấy, người ta vẫn dành cho tôi những san sẻ rất ấm về dòng Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân bắt đầu bằng những băn khoăn: “Liệu vấn đề để sông Hương và cảnh quan đôi bờ được vào danh mục Di sản văn hóa thế giới có còn được lãnh đạo tỉnh đặt ra nữa hay không? Dưới con mắt của các nhà quản lý chính quyền, điều đó có lợi và hại như thế nào với Huế mà tiến độ triển khai xây dựng hồ sơ lại chậm đến vậy? Ông chắc chắn: “Một địa phương có một di sản được UNESCO công nhận, nhất là địa phương đó lại làm văn hóa du lịch, thì điều đó vô cùng quý giá. Nếu sông Hương và đôi bờ cảnh quan là di sản thứ 3 của Huế được UNESCO tôn vinh thì Huế sẽ vô cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu hôm nay chính quyền Thừa Thiên Huế không quan tâm đúng mức đến một vấn đề quý giá như thế thì ngày mai, có nhiều thứ cũng quý nhưng giá trị không bằng cũng sẽ rất dễ bị bỏ qua”.

ÔngNguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, cũng đồng tình: Chúng tôi rất hoan nghênh việc xây dựng hồ sơ để sông Hương và cảnh quan đôi bờ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Điều này sẽ làm cho giá trị của Huế nổi bật một cách toàn diện. Lâu nay, khi nhìn về văn hóa di sản Huế, chúng ta mới dừng lại ở kiến trúc của quần thể di tích Cố đô và di sản phi vật thể, mà chưa nhìn nhận đúng mức về mặt cảnh quan gắn thiên nhiên, kiến trúc và văn hóa lịch sử. Chỉ có điều đáng tiếc là việc này đã được triển khai rất chậm, có lúc người ta không muốn quan tâm đến. Có người e ngại, khi đề cao cảnh quan của sông Hương thì sẽ là trở lực cho sự phát triển; bộ hồ sơ cho di sản khi đã đệ trình thành công thì sẽ là khung pháp lý hạn chế nhiều vấn đề khác. Thực ra, đó là một suy nghĩ sai lầm bị giới hạn bởi chiều sâu của văn hóa Huế và bản lĩnh văn hóa chưa vững. Nếu sông Hương và cảnh quan đôi bờ được bảo vệ tốt thì nó sẽ là yếu tố kích thích sự phát triển mạnh mẽ của Huế, đưa Huế lên tầm cao mới gắn với những giá trị độc đáo của không gian xanh.

Năm 2005, Trung tâm BTDTCĐ Huế là đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì lập hồ sơ cho sông Hương và cảnh quan đôi bờ trình lên UNESCO. TS. Phan Thanh Hải - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, là một trong những người rất tâm huyết với vấn đề này. Theo TS. Phan Thanh Hải, để sông Hương và cảnh quan đôi bờ trở thành Di sản văn hóa thế giới thì trước hết đó phải là sự tự nguyện và quyết tâm của chính quyền địa phương và Chính phủ Việt Nam. Sự tự nguyện đó đòi hỏi chúng ta phải chính thức đăng ký với UNESCO và phải hoàn thành đầy đủ và đúng thủ tục bộ hồ sơ khoa học về sông Hương và cảnh quan đôi bờ. Nếu việc đăng ký chỉ đơn giản là sự tự nguyện thì việc xây dựng được một bộ hồ sơ khoa học đầy đủ và đúng quy cách thì hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Đối chiếu với yêu cầu của UNESCO, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Hiện chúng tôi chưa thể nói được gì hơn vì phải đợi các quy hoạch của tỉnh. Chuyện nỗ lực để sông Hương được công nhận là Di sản văn hóa thế giới thì không bao giờ là cũ. Nó chỉ tốt cho Huế trong việc bảo vệ di sản và cảnh quan, cũng như không gian sống cho các thế hệ mai sau mà thôi.

Có người từng nghĩ, vì Huế là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, được tự nhiên ban tặng cho nhiều tài sản văn hóa, thiên nhiên nên khó nhận ra những vốn quý văn hóa có thể khai thác, phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Nếu điều này cũng chỉ một phần đúng, hy vọng sông Hương và cảnh quan đôi bờ là một ngoại lệ. Xin được lấy điều trăn trở của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – tác giả của tập ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để thay lời kết: “Bây giờ cầu Trường Tiền đã khác trước. Con thuyền rồng trên sông Hương cũng không phải là con thuyền rồng của thời Huyền Trân công chúa… Dần dần, có vẻ như những tác động bên ngoài đang làm cho sông Hương không còn giữ được phong thái thư nhàn và mềm mại như xưa. Nếu không quyết tâm giữ gìn sông Hương như một bản năng của người Huế thì có thể đến một lúc nào đó, con sông Hương mà tôi “từng vẽ nên bằng cả tâm huyết” ấy chỉ còn trong tâm tưởng…”.

http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=32&NewsID=20111221164721
 
#10,870 ·
Mệ Huệ kinh quá đi.. tui nhìn mãi mà ko ra.. hazzz
 
#10,871 ·
ôn Huệ nhận ra giỏi quá ha, em này ngoài xinh xắn, còn học tốt nữa đó
Mệ Huệ kinh quá đi.. tui nhìn mãi mà ko ra.. hazzz
Huế người như vậy đâu có nhìu, nhận ra ngay mà, còn anh Chí chỉ nhớ tới Thị Nở thui, nhớ sao các em xinh xắn duyên dáng này được :lol:
 
#10,873 ·
Hàn Quốc tài trợ 3,5 triệu đô-la nâng cấp quy hoạch Huế​

Cập nhật lúc 19:12, Thứ năm, 22/12/2011 (GMT+7)

NDĐT-Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế hôm nay 22-12 cho biết, Chính phủ Hàn Quốc vừa tài trợ cho tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp quy hoạch chung thành phố Huế” với tổng kinh phí 3,75 triệu đô-la; trong đó phía Hàn Quốc tài trợ 3,5 triệu đô-la, số còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.

Mục tiêu của dự án nhằm rà soát lại thực trạng quy hoạch thành phố Huế hiện tại; đánh giá khu vực dự kiến mở rộng và phân tích định hướng phát triển của thành phố Huế trong tương lai; điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị tại Việt Nam bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của Hàn Quốc; đẩy mạnh quan hệ hợp tác của hai nước trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị.

Cụ thể, dự án sẽ lập nhiệm vụ thiết kế, lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức đào tạo, tập huấn cho một số chuyên gia Việt Nam; cung cấp các thiết bị cần thiết cho việc thực hiện dự án theo nội dung thỏa thuận giữa hai bên.

http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nh...3-5-tri-u-o-la-nang-c-p-quy-ho-ch-hu-1.326707
 
#10,874 ·
Tui hỏi cái ni với mấy ôn mệ!
Nhìn trên Bing thấy nếu nối dài GĐI đường Thủy Dương - Thuận An hiện tại thẳng tắp sẽ giao với QL49 ngay tại vị trí ngã 3 đi về Cồn Tè - Thảo Long...
Nếu đc như rứa sẽ tạo nên 1 ngã 4 huyết mạch....:cheers::cheers:
Có ôn mô có thông tin về giai đoạn 2 của dự án ni ko rứa????:cheers::cheers::cheers:

 
#10,875 ·
“Đặc sản” ca Huế trên sông Hương

Du Lịch Huế Có người nói rằng nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế. Còn gì thú vị bằng buông thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để thả hồn vào những điệu hò mênh mông, những câu hát Nam Ai, Nam Bình sâu lắng đất Cố đô…
Tôi đến với Huế vào những ngày đầu năm lấm tấm mưa xuân. Thành phố cổ kính đầy lãng mạn bỗng trở nên buồn da diết. Thế nhưng, tiếng hát cùng chuyến du thuyền trên sông Hương vào một đêm mưa lại làm lòng người ấm áp và khung cảnh lại hữu tình hơn bao giờ hết.


Khi thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Trường Tiền lấp lánh trong đêm với đủ các màu sắc thì những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến, chầm chậm ngược dòng sông Hương, đêm ca Huế bắt đầu. Thuyền rồng hững hờ trôi trong màn mưa, khán giả trên thuyền, kẻ háo hức ngắm thành phố Huế thơ mộng từ sông Hương, người thì chăm chú xem các đờn ca chuẩn bị biểu diễn. Trong những bộ trang phục truyền thống, 5 ca sĩ và 3 nhạc công đều bước ra cúi đầu chào khán giả. Buổi biểu diễn bắt đầu.

Tiếng đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà… hòa quyện vào nhau tạo thành những tiết tấu du dương xóa đi không gian yên tĩnh. Bốn bản nhạc lễ cung đình Huế “Lưu Thủy”, “Kim Tiền”, “Xuân Phong”, “Lang hô”… đưa người xem ngược dòng thời gian, về với những cung đình, những nét đẹp của một quá khứ vàng son đã khép lại. Ca sĩ và nhạc công say mê biểu diễn, du khách lặng lẽ, chìm đắm thưởng thức và chiêm nghiệm. Dường như mọi khoảng cách bị xóa nhòa, chỉ còn lại những tri âm, tri kỷ cùng đồng điệu với nhau trong những câu ca, tiếng đàn.

Ca Huế mang đậm sắc thái Huế, là những ngữ âm, ngữ điệu của giọng nói xứ Huế êm ái. Những bài ca lúc lại buồn man mác mang những nét phong lưu đài các… Có lẽ ca nhạc Huế hấp dẫn không chỉ bởi nét độc đáo, khung cảnh Hương Giang thơ mộng mà còn bởi những cô gái Huế duyên dáng, nhẹ nhàng “ Nón xinh em tặng cho chàng, í a… kỉ niệm… ơi chàng ơi… những ngày ơi những ngày… nón trắng này chính là Huế em…”. Những câu hát mang đậm chất Huế nhẹ nhàng, gần gũi, làm đắm say biết bao du khách cứ thế đưa thuyền trôi theo dòng nước trong đêm mưa.

Với tôi, nếu đến Huế mà chưa một lần vượt dòng Hương Giang nghe ca Huế thì thật là một thiệt thòi lớn. Chứa đựng trong những câu ca, tiếng hát là cả những tâm tư, nét đẹp tâm hồn, nét đẹp văn hóa của con người nơi đây. Ca Huế đã trở thành “đặc sản” của xứ Huế mộng mơ.

Buổi biểu diễn kết thúc, từng chiếc đèn hoa đăng lững lờ giữa dòng sông Hương mang theo những ước nguyện, còn những điệu hò, câu hát vẫn mãi da diết như một kí ức ngọt ngào...

Cầm Trang - Thu Trang


 
#10,877 ·
Diện mạo mới từ những cây cầu
Ngày cập nhật: 24/12/2011 06:51 AM
(báo TTH) - Chưa bao giờ, thành phố lại có được sự đầu tư lớn như thế để xây dựng những cây câu bắc qua các con sông ở Huế. Và, ai cũng dễ nhận thấy là mỗi cây cầu được xây xong, không chỉ giúp việc giao thông đi lại trở nên thuận tiện mà còn góp phần tạo điểm nhấn cho hình ảnh chung của đô thị.


Cầu Phú Cam - ảnh skyscrapercity.com

Điểm nhấn kiến trúc mới

Sắp tới đây, cầu Ga bắc qua sông An Cựu sẽ được khởi công xây dựng. Đây là cây cầu cuối cùng trong tổng số 6 cây cầu TP có kế hoạch xây dựng để thay thế những cây cầu cũ đã xuống cấp. Chỉ cách nay chừng 5 năm, không ai nghĩ những cây cầu qua sông An Cựu lại có thể xây dựng nhanh chóng và đẹp đến vậy. Số tiền ngân sách bỏ ra cho mỗi cây cầu như thế lên đến cả chục tỷ đồng. Với sự quyết tâm, việc phân bổ kinh phí hợp lý, TP gần như hoàn thành mục tiêu thay thế những cây cầu bắc qua sông An Cựu song song với việc chỉnh trang hai bên bờ con sông này, để giờ đây sông An Cựu trở thành một không gian xanh và đẹp của Huế. Điều đáng nói hơn là những cây cầu bắc qua sông An Cựu không chỉ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chắc chắn và rộng rãi, mà còn là những công trình kiến trúc đáp ứng được ở tiêu chí thẩm mỹ nhờ được tuyển chọn khá kỹ từ các cuộc thi tuyển kiến trúc. Tất cả đều tuân thủ theo nguyên lý cầu một nhịp vòm cong, tuy hình dáng bề ngoài tương đối giống nhau nhưng về chi tiết đều có những nét khác biệt, đặc biệt là cầu Kho Rèn, cầu Bến Ngự, các chi tiết kiến trúc được xử lý khá duyên dáng và gây ấn tượng rất tốt về mặt thị giác.



Cầu Ga - cây cầu cuối cùng bắc qua sông An Cựu chuẩn bị được thi công.

Nhắc đến những nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng cầu ở Huế hẳn không thể không nghĩ đến cầu Bạch Hổ bắc qua sông Hương. Cây cầu này có tổng kinh phí hơn 700 tỷ đồng, phương án chọn đã trải qua nhiều cuộc thi tuyển với hy vọng trở thành một điểm nhấn ấn tượng trên trục sông Hương. Cầu Bạch Hổ bắc qua sông Hương đang trong quá trình xây dựng và với tiến độ như hiện nay có thể sẽ hoàn thành trong tháng 9 năm 2012. Những người quan tâm đến Huế, đang chờ đợi từng ngày để thấy cây cầu mới thành hình, góp phần giảm tải giao thông giữa hai bờ Bắc Nam vừa là một điểm nhấn kiến trúc mới giữa lòng thành phố Huế.

Cần thêm những cây cầu

Những đầu tư vừa qua để xây dựng những cây cầu ở Huế là một điều rất đáng mừng, song trong tương lai Huế vẫn rất cần có thêm những cây cầu mới. Có thể kể đến một số cầu cần được đầu tư xây dựng trong thời gian tới, như cầu bắc qua Cồn Hến, cầu Đông Ba và đặc biệt là một số cây cầu vượt để giải quyết một cách hiệu quả hơn vấn đề ách tắc giao thông đang ngày càng có xu hướng gia tăng do áp lực của sự gia tăng dân số. Ngoài ra, sau khi đưa cầu Bạch Hổ vào hoạt động, chúng ta cũng phải có kế hoạch xây dựng một cầu mới để thay thế cầu Phú Xuân vốn đã có tuổi đời khá lâu và đang xuống cấp nhanh.

Các dự án trên đều đã được ngành giao thông nghiên cứu và trên thực tế việc sớm triển khai những cây cầu này là rất cần thiết. Với Cồn Hến, nếu muốn biến nơi đây thành một hòn đảo nhỏ và thu hút các nhà đầu tư thì việc xây dựng cầu mới thay thế cầu Phú Lưu là việc nên làm. Trường hợp cầu Đông Ba, mặc dù, mặt cầu đã được thay thế hệ thống ván gỗ bằng các tấm thép nên có tuổi thọ lâu hơn so với trước đây nhưng chắc chắn đó cũng không thể là phương án lâu dài. Vậy nên, cũng cần sớm có một cây cầu mới có quy mô vừa phải, kiến trúc phù hợp.

Điều cần thiết nhất đối với Huế có lẽ là những cây cầu vượt. Hiện, thành phố có quá ít cầu vượt, nhất là những cây cầu vượt theo các tuyến đường xuyên tâm hướng lên phía khu vực tây nam, Thật ra, thành phố từng có một dự án xây dựng cầu vượt ở từ đường Hai Bà Trưng băng qua sông An Cựu đấu nối với Trần Phú – Nguyễn Khoa Chiêm. Tuy vậy, dự án trên đã trở thành dự án treo gần chục năm nay và không biết đến khi nào mới được triển khai.
Quang Phong
 
#10,879 · (Edited)
Năm 2012 - năm đô thị


Kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI vừa kết thúc đã xác định, năm 2012 là năm đô thị. Năm đô thị diễn ra trong bối cảnh Bộ Chính trị đã có Kết luận 48, Trung ương ngày càng quan tâm và chú ý hơn về Huế, nguồn lực của tỉnh và thành phố đã mạnh lên rất nhiều. Chúng ta kỳ vọng “Năm đô thị 2012” diện mạo đô thị Huế sẽ thay đổi một cách căn bản, xứng tầm là một đô thị trung tâm, thúc đẩy nhanh chóng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trước hết, khi nói về Năm đô thị, chúng ta thường nghĩ ngay đến các dự án phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị. Xây dựng các dự án thôi thì chưa đủ. Vấn đề là làm sao để các dự án phát huy tác dụng, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế xã hội, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thí dụ, chúng ta tiến hành nạo vét và chỉnh trang sông Ngự Hà cũng như hệ thống thủy đạo kinh thành Huế. Ở đây, chúng ta mới làm một nửa, phần còn lại là phải có thiết kế đường phố để hai bờ sông Ngự Hà trở thành mặt tiền của Huế, người dân 2 bờ sông có nhiều cơ hội hơn trong phát triển kinh tế, hưởng lợi từ dòng sông được làm thông thoáng và đẹp này. Tương tự, việc giải tỏa cư dân trên sông Hương, vùng dọc 2 bờ sông Hương phải nhằm làm cho thành phố đẹp lên; nhưng đồng thời mở ra cơ hội làm ăn mới cho người dân trong vùng. Hoặc như giải tỏa cư dân ở Thượng Thành và eo bầu. Giải tỏa để làm gì, không lẽ giải tỏa xong để cỏ mọc... Nên chăng, biến Thượng Thành thành tuyến đường dạo bộ cho du khách, có thiết kế đường phố trên con đường bao quanh, tạo cơ hội làm ăn cho người dân sống dọc quanh Thượng Thành... Tóm lại, cần có cái nhìn toàn cục trong triển khai các dự án, những gì trên “ôm” không hết thì phân cấp cho cơ sở, tránh sự đầu tư nửa vời, dàn trải. Đây là điều lâu nay chúng ta chưa thực sự bàn thảo nghiêm túc và những gì đang diễn ra thường mang tính tự phát. Thiếu cái nhìn toàn cục, những nỗ lực của chúng ta sẽ trở thành lãng phí lớn, kéo theo bao hệ lụy về trật tự đô thị như chúng ta đã gặp, đã thấy.

Một vấn đề có tính chiến lược để Kết luận 48 của Bộ Chính trị sớm trở thành hiện thực, đó là việc xác định đâu là đô thị trung tâm. Trên nhiều diễn đàn, chúng ta gần như mặc nhiên thừa nhận đô thị trung tâm, gồm Huế - Bình Điền – Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An. Như vậy, Bình Điền – Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An không thể gọi là đô thị vệ tinh. Danh có chính thì ngôn mới thuận. Xác định điều này là cực kỳ quan trọng trong phát triển đô thị. Từ đó, chúng ta sẽ có diện mạo của đô thị trung tâm bao gồm đô thị lịch sử, đô thị đại học, đô thị trung tâm hành chính, đô thị trung tâm thương mại dịch vụ, đô thị trung tâm lưu trú cao cấp và hội nghị quốc tế. Đô thị phát triển theo chức năng của nó, theo một kịch bản định sẵn. Đã qua rồi cái thời phát triển đô thị theo kiểu mở đường, san lấp mặt bằng, phân lô; đối với Huế lại càng không còn phù hợp. Cần tạo điều kiện di dời các cơ quan, đơn vị, trường học không còn hợp lý ra khỏi vùng nội đô, đặc biệt là khu vực thành nội. Để nơi đây trở thành một đô thị sinh thái, nơi nghỉ dưỡng cao cấp, một đô thị lịch sử đặc sắc.

Năm đô thị và văn minh đô thị

Nói đến năm đô thị không thể không nói đến văn minh đô thị. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị là nỗ lực không biết mệt mỏi của tỉnh, thành phố, các phường xã, các tổ dân phố và người dân. Hầu như hộ gia đình nào cũng làm cam kết. Khen cũng nhiều mà chê cũng lắm. Có thể nói, nỗ lực của chúng ta như muối bỏ biển, khua bèo trên ao. Đã đến lúc, chúng ta phải nhìn vấn đề này một cách nghiêm túc và giải quyết một cách rốt ráo.

Trước hết, hạ tầng cho việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Để người dân không phóng uế bừa bãi thì phải có các công trình vệ sinh sạch đẹp... tiện lợi nơi công cộng. Để dẹp quảng cáo trên cây, cột điện, các bức tường... phải có nơi công cộng dành cho quảng cáo, Báo Thừa Thiên Huế mở trang quảng cáo rao vặt. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã và thành phố Huế tạo điều kiện có các chương trình quảng cáo miễn phí cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rác thải độc hại phải có thùng rác riêng, có phương tiện chuyên dùng để thu gom và hủy... Nói chung, cần đầu tư đầy đủ cho hạ tầng văn minh đô thị.

Vấn đề còn lại là ý thức người dân. Thực ra, những nội dung của văn minh đô thị người dân ai cũng hiểu, ai cũng biết. Vấn đề là ở thói quen và sức ì của nó. Kinh nghiệm của các đô thị văn minh cho thấy, xử phạt là biện pháp giáo dục hữu hiệu nhất. Bộ máy quản lý đô thị của chúng ta đông nhưng không mạnh, luật pháp của chúng ta không thiếu nhưng không ai làm, khi làm không thống nhất. Chúng ta coi trọng hô khẩu hiệu nhưng không đi vào thực chất. Xử phạt hữu hiệu là vấn đề cần bàn thảo căn cơ trong thực hiện năm đô thị.
Hải Lê

Tư duy mới về năm đô thị

Khi nói về năm đô thị, chúng ta thường nghĩ đến phát triển đô thị và chỉnh trang đô thị. Chỉnh trang ở những khu đô thị đã ổn định và phát triển là nỗ lực nhằm để Huế - Bình Điền – Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An nhanh chóng có diện mạo một đô thị trung tâm. Thực ra, trong nhiều năm lại đây chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị luôn là chương trình trọng tâm số 1 của tỉnh và thành phố. Trong điều kiện của mình các chương trình đó đã có những thành công nhất định, góp phần quan trọng cho việc thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị, khẳng định vị trí của đô thị Huế đối với đất nước và trên trường quốc tế. Tất nhiên, khi xác định năm 2012 là năm đô thị, đòi hỏi phải có những nội dung mới, tư duy mới trong chỉnh trang và phát triển đô thị. Không thể làm theo kiểu cũ, theo suy nghĩ cũ.



Đường Lý Thường Kiệt. Ảnh: Trương Vững​
(theo báo Thừa Thiên Huế )
 
#10,880 ·
TT-Huế: Xây dựng sản phẩm du lịch hướng đến năm du lịch quốc gia 2012​

(Netcodo) Sáng 24/12/2011, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh TT-Huế đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức toạ đàm Xây dựng sản phẩm du lịch hướng đến năm du lịch quốc gia - Huế 2012.
toạ đàm Xây dựng sản phẩm du lịch hướng đến năm du lịch quốc gia - Huế 2012.

Tại buổi toạ đàm​

Đây là hoạt động của tỉnh TT-Huế nhằm góp phần tăng cường hiệu quả quảng bá các hoạt động du lịch trong Năm Du lịch Quốc gia 2012 và giới thiệu các tuyến, điểm du lịch, tiềm năng về cơ sở lưu trú cho các hãng lữ hành lớn tại Hà Nội trên cơ sở đó tiến tới xây dựng sản phẩm du lịch và kết nối các chương trình du lịch giữa hai thành phố Hà Nội và Huế.

Trước đó, trong hai ngày 22 và 23/12/2011, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh TT-Huế đã tổ chức cho đoàn farmtrip Hà Nội đi khảo sát Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân, khu nghỉ dưỡng Làng hàng hương; tham quan chợ quê Hương Thuỷ, lò võ Võ cổ truyền Vạn An, làng nghề tại phường Thuỷ Xuân, khu du lịch nhà vườn Kim Long, làng nghề đan lát Bao La, Làng cổ Phước Tích, Đền thờ Huyền Trân Công chúa, Thiền viện Hương Vân, ...

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu là đại diện các công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch tại Hà Nội đã đưa ra nhận xét về các địa điểm mà đoàn đã đi tham quan và khảo sát đồng thời đóng góp những ý kiến có giá trị nhằm giúp các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh TT-Huế nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút thêm lượng khách trong nước và quốc tế.
 
This is an older thread, you may not receive a response, and could be reviving an old thread. Please consider creating a new thread.
Top