Trời đụ mục tiêu 2020 nghĩa là 2 năm nữa Tổng thu ngân sách 120k tỷ ,Thu nội địa 35~38k tỷ á :nuts: Không biết có phải các bác nhà mình hợi bị kỳ vọng Vinfast quá không :lol: 120k tỷ, 35~38k tỷ nội địa thì vip vcc, khó :lol:
------------------
THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
- Phát triển đô thị: Hệ thống đô thị được cấu trúc bởi đô thị hạt nhân (thành phố trung tâm) với mạng lưới đô thị gồm đô thị trung tâm có quy mô lớn gồm 7 quận hiện nay; lập thêm 2 quận mới vào năm 2030 và các đô thị đối trọng bao gồm các thị trấn, thị tứ của thành phố. Dự kiến diện tích đất đô thị sẽ tăng lên khoảng 47.500 - 48.000 ha vào năm 2025 và 52.000 - 53.000 ha vào năm 2030. Trước năm 2020 các khu đô thị mới bắt buộc phải hạ ngầm; đồng thời tích cực chỉnh trang các đô thị cũ.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào năm 2020 đạt trên 120 nghìn tỷ đồng; năm 2025 đạt 180 - 190 nghìn tỷ đồng và năm 2030 đạt 300 - 310 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt tương ứng 35 - 38 nghìn tỷ đồng; 55 - 60 nghìn tỷ đồng và 90 - 95 nghìn tỷ đồng.
- Đến năm 2020 dân số thành phố Hải Phòng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 55%; năm 2025 khoảng 2,25 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa 60 - 65%; năm 2030 khoảng 2,4 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa 65 - 70%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2030 là 1,15%/năm.
- Đầu tư phát triển nhanh các dịch vụ (cảng, vận tải biển, logistics, hàng không, tài chính - ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế,...) đảm bảo xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ với 04 Trung tâm logistics vệ tinh là Lạch Huyện, VSIP, Tràng Duệ và Tiên Lãng; trung tâm tài chính, thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn của Việt Nam; trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của vùng Bắc Bộ; trung tâm y tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chủ động và có lộ trình thích hợp để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển.
- Về đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia sẽ kết nối thành phố Hải Phòng với các tỉnh trong không gian kinh tế vùng, liên vùng, cả nước và với khu vực Tây Nam Trung Quốc theo 3 tuyến trục chính: Tuyến trục Hải Phòng - Hà Nội với hai nhánh đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) và đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc); tuyến trục Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; tuyến trục Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Định hướng quy hoạch các tuyến đường bộ đối ngoại đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ gồm có 12 tuyến, trong đó có 2 tuyến cao tốc mới (Đường nối thành phố Hạ Long và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh), 4 đoạn tuyến nối quốc lộ mới (đường nối quốc lộ 10 với quốc lộ 5; tuyến liên tỉnh từ huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng đi huyện Kinh Môn - Hải Dương; tuyến liên tỉnh Trịnh Xá - Lại Xuân; tuyến nối khu vực quy hoạch sân bay Tiên Lãng đến quốc lộ 10), 3 tuyến quốc lộ hiện hữu, 2 tuyến đường liên tỉnh và tuyến đường bộ ven biển. Tập trung triển khai, hoàn thành 3 tuyến đường vành đai; chỉnh trang, mở rộng các tuyến đường đô thị, đường bộ nông thôn; các tuyến đường tỉnh; các cầu đường bộ lớn như cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cầu Bạch Đằng, cầu vượt sông Thái Bình, cầu vượt sông Văn Úc, cầu Nguyễn Trãi, cầu Bến Lâm và cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Dinh, cầu Lại Xuân, cầu Giá 2,... Tập trung xây dựng các bến, bãi đỗ xe đường bộ.
- Về đường sắt, giai đoạn đến năm 2020 tập trung cải tạo, nâng cấp, từng bước đưa vào cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia tuyến Hà Nội (Gia Lâm) - Hải Phòng dài 96 km. Cải tạo nâng cấp các ga để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thị phần vận tải đường sắt. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối cảng biển Hải Phòng và Lạch Huyện dài 32,65 km. Giai đoạn 2021 - 2030 sẽ hoàn thành cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải. Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, các điểm giao cắt khác mức giữa đường bộ và đường sắt. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài 380 km, khổ 1.435 mm và tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 120km, khổ 1.335 mm; xây dựng mới đường sắt nối các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ dài 99,7 km, khổ 1.435 mm.
- Về đường thủy nội địa: Phát triển các tuyến đường thủy nội địa: Tuyến Hải Phòng đi Mạo Khê; tuyến Hải Phòng đi cảng Điền Công; tuyến Hải Phòng đi cảng Cống Câu; tuyến Hải Phòng đi Phả Lại; tuyến Hải Phòng đi Hà Nội - Tuyên Quang - Việt Trì - Hòa Bình - Lào Cai; tuyến Hải Phòng đi Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; tuyến Hải Phòng đi Quảng Ninh; tuyến ra đảo Cô Tô và Cát Bà; tuyến hạ lưu các sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray và các sông Thải, kênh Cái Tráp. Quy hoạch các bến cảng, bến đỗ trên các tuyến đường thủy: Các cảng thuộc các khu công nghiệp, nhà máy lớn gồm: Cảng Gia Minh; cảng Đồ Sơn (sông Lạch Tray); cải tạo, nâng cấp các bến hành khách; xây dựng 01 bến khách quốc tế; nghiên cứu xây dựng mới cảng hàng hóa Sở Dầu (Hải Phòng) có quy mô 300 - 1.500 nghìn tấn/năm, cho tàu tự hành có trọng tải nhỏ hơn 400 tấn. Cải tạo, nâng cấp các cảng sông hiện có Vật Cách và Sở Dầu; xây dựng mới các cảng chuyên dùng cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện và các khu công nghiệp dọc các sôn
Hải phòng project